Rate this post

Hội chứng FOMO đang là chủ đề nhận về khá nhiều sự chú ý từ phía độc giả, các nhà đầu tư chứng khoán. Dù vậy không nhiều người thật sự hiểu về FOMO và các dấu hiệu cũng như cách vượt qua hội chứng FOMO. Chính xác FOMO là gì? Để có cái nhìn tổng quan về hội chứng tâm lý này, chúng ta cùng tham khảo nhanh những chia sẻ được tổng hợp tại bài viết dưới đây!

FOMO là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý?
FOMO là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý?

Contents

FOMO là gì?

FOMO thực chất là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out. Nó còn được hiểu là một loại hiệu ứng tâm lý của sợ bị bỏ lỡ cơ hội hay đứng ngoài trào lưu đám đông. 

FOMO nghĩa là gì?

Hội chứng tâm lý FOMO là khi bạn luôn cảm thấy sợ hãi bản thân có thể sẽ bỏ lỡ những điều hấp dẫn, thú vị mà người khác đã được trải nghiệm nó. Điều này dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng thậm chí là có chút để ý, ghen tị với những hạnh phúc, vui vẻ và thú vị của người khác. Với tâm lý này, bạn sẽ luôn muốn cập nhật hoạt động của bạn bè để xem họ đang đi đâu, làm gì. 

Theo tiến sĩ người Israel – Dan Herman: FOMO có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của khách hàng. Cụ thể nó khiến khách hàng không trung thành với bất kỳ một nhãn hàng hay thương hiệu nào cả. Dưới sự thôi thúc của việc sợ bỏ lỡ, họ liên tục mua và sử dụng sản phẩm của nhiều thương hiệu mới để không bỏ qua bất kỳ xu hướng thú vị nào. 

Tâm lý FOMO là gì trong chứng khoán?

FOMO cũng khá nổi tiếng trong thị trường chứng khoán. Theo đó khi bạn theo dõi một cổ phiếu nào đó, nếu nó liên tục tăng giá thì tất cả các chủ đề đều được bàn luận xoay quanh nó, đặc biệt là lợi nhuận. Chính điều này sẽ khiến mọi người có tâm lý muốn mua thêm cổ phiếu đó về danh mục của mình. Dù tại thời điểm mua, giá tương đối cao. Nguyên nhân được lý giải là do ngoài mục tiêu về lợi nhuận, mọi người không muốn mình bị “đứng ngoài cuộc chơi”, tối cổ khi thị trường chứng khoán ngày càng thay đổi liên tục. 

Tâm lý FOMO là gì?
Tâm lý FOMO là gì?

Ví dụ: HPG là mã cổ phiếu đang được rất nhiều anh em đầu tư quan tâm với giá tăng liên tục. Lúc này nhiều người chơi sẽ xuất hiện trong đầu câu hỏi: Tại sao không đầu tư HPG để có thêm lợi nhuận? Điều này thôi thúc họ phải mua cổ phiếu dù đang ở mức giá cao. Sau đó nếu HPG có xu hướng giảm sâu, họ sẽ ngay lập tức sợ hãi và bán tháo. Điều này đồng nghĩa với mất nhiều hơn được khi giá mua vào quá cao, giá bán ra quá thấp. 

Thực trạng hội chứng FOMO hiện nay

Thực tế phần lớn các bạn trẻ hiện nay đều có xu hướng sống qua một lăng kính ảo. Đây cũng là lý do hội chứng tâm lý FOMO ngày càng gia tăng nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Có ít nhất 24% các bạn trẻ gần như online, cập nhật mạng xã hội gần như liên tục và con số này cũng đang có xu hướng tiếp tục tăng. Thêm nữa qua nhiều cuộc khảo sát, hơn một nửa các bạn trẻ tham gia đều chia sẻ rằng họ cảm thấy lo lắng khi bạn bè vui vẻ mà mình không nắm được nguyên nhân. Thậm chí họ cảm thấy lo lắng hơn khi không biết bạn bè của mình đang làm gì. 

Dấu hiệu của hội chứng FOMO

Hội chứng tâm lý FOMO khá mơ hồ, nhưng cũng dễ dàng nhận thấy qua nhiều dấu hiệu. Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy rõ tình trạng này qua một số đặc điểm như: 

“Dán mắt” vào điện thoại

Những người thường xuyên xem điện thoại rất dễ bị FOMO. Ngay cả thời gian nghỉ ngơi, lái xe hay khi làm bất kỳ việc gì họ đều cầm điện thoại bên mình để không bỏ lỡ bất kỳ cập nhật nào của mọi người. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của người mắc hội chứng FOMO, họ liên tục dán mắt vào điện thoại, đặc biệt là các mạng xã hội để theo dõi hoạt động của bạn bè, mọi người xung quanh. 

Cuộc sống xoay quanh điện thoại và mạng xã hội
Cuộc sống xoay quanh điện thoại và mạng xã hội

Mất tập trung

FOMO cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều người mất tập trung, làm việc kém hiệu quả. Họ không thể dành toàn bộ sự chú ý của mình vào công việc mà sẽ thường xuyên kiểm tra điện thoại sợ bỏ lỡ sự kiện hoặc tin nhắn hay cuộc gọi của người khác. Hiểu đơn giản họ luôn cố gắng cập nhật tất cả các động thái từ mọi người. 

Không kiểm soát được việc mua sắm

Vì sợ bỏ lỡ xu hướng, sản phẩm người có tâm lý FOMO thường xuyên mua đồ. Thậm chí ngay cả khi các món đồ cũ vẫn còn dùng tốt, họ vẫn tiếp tục mua. Tình trạng này sẽ tệ hơn khi trở thành cảm giác lo lắng muốn sở hữu ngay các món đồ cao cấp, thời thượng. Tức là khi người khác đã có, họ cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”, để mình cũng được sử dụng và trải nghiệm tương tự. 

Sợ bỏ lỡ mất nhiều sự kiện trong cuộc sống

Điện thoại di động hiện đang là người bạn đồng hành trong cả cuộc sống, công việc và học tập của mỗi người. Đồng thời đây cũng là phương thức liên lạc kiểu mới khi mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, cập nhật cuộc sống của mình thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh. Với người có hội chứng FOMO, họ sẽ luôn ở trong trạng thái cập nhật mọi thông tin mới, họ sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ những điều tuyệt vời mà người khác đang có, còn mình thì không. 

Cố gắng tham gia vào mọi sự kiện - fomo là gì
Cố gắng tham gia vào mọi sự kiện

Lưu giữ quá nhiều mối quan hệ

Các mối quan hệ trong xã hội được chia làm nhiều kiểu như: Người thân, bạn bè, bạn xã giao, quan hệ công việc,… Càng trưởng thành con người ta càng có thêm cho mình nhiều mối quan hệ. Điều này không chỉ không giúp cuộc sống vui hơn mà còn làm giảm chất lượng và sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên với người FOMO, họ đặc biệt thích kết giao với người khác. Đôi khi việc kết bạn chỉ đơn giản là muốn biết thêm người mới, xu thế mới và mở rộng mối quan hệ chứ không phải vì bất kỳ lý do về công việc, học tập hay tính cách, tâm trạng. 

Hẹn hò chỉ để giống với người khác

Nhắc đến hẹn hò, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến những hình tượng mẫu người lý tưởng hay các cuộc hẹn ngọt ngào. Tuy nhiên với người FOMO, họ gần như hẹn hò để không có sự khác biệt với mọi người chứ không xuất phát từ việc bản thân mong muốn. Họ cảm thấy rằng mọi người quanh mình hẹn hò đều đang vui vẻ, hạnh phúc. Vì vậy họ cũng muốn tìm một người ở bên để có thể giống mọi người. 

Cũng vì lẽ đó, người FOMO thường rất vội vàng, thiếu sự thấu đáo khi lựa chọn, quyết định việc gò. Mặc dù thời gian đầu bạn có thể vui vẻ, hài lòng với thực tại và người bạn của mình. Tuy nhiên vì không xuất phát từ cảm xúc và sự rung động, tiến đến khi chưa hiểu nhau sẽ gây ra nhiều tranh cãi, tổn thương không đáng có. Nếu chưa tìm được người mình yêu, hãy thật bình tĩnh, sớm muộn họ cũng sẽ đến bên bạn. 

Bạn có đang cần người ở bên cùng trải nghiệm?
Bạn có đang cần người ở bên cùng trải nghiệm?

Bị FOMO là gì? Cách cải thiện tâm lý FOMO

Thực tế cho thấy FOMO khiến bản thân mỗi người ngày càng áp lực với cuộc sống thực tại. Do đó một trong những phương pháp tốt nhất để hạn chế hội chứng FOMO là cố gắng kiếm chế bản thân. Đây cũng là bài tập giúp bạn trưởng thành và nhận thức tốt hơn. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng FOMO thì có thể áp dụng thử một số cách dưới đây!

Một trong những cách tốt để có thể cải thiện hội chứng tâm lý FOMO là kiềm chế, đây được xem như bài tập giúp bạn nhận thức được các tình huống khác nhau.

Theo dõi sự tiêu cực của mình

Cuộc đời mỗi người đều phải đối mặt với khó khăn và những suy nghĩ tiêu cực. Có người chọn đối mặt, có người chọn né tránh bởi đơn giản sống với cảm xúc tiêu cực luôn không hề dễ dàng. Tuy nhiên việc trốn tránh chỉ là cách đánh lừa cảm xúc ở hiện tại, tiêu cực nếu không được xử lý sẽ vẫn luôn còn đó, thậm chí là lớn mạnh hơn. Do vậy hãy can đảm đối diện với sự tiêu cực và giải quyết nó.

Cụ thể hãy theo dõi suy nghĩ và những hành động về cảm xúc tiêu cực. Hiểu và biết rõ về tình trạng của bản thân sẽ giúp bạn có cách xử lý tâm trạng tốt hơn. Có thể bạn chưa biết bị áp lực, chèn ép bởi cảm xúc tiêu cực quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý FOMO. 

Hội chứng FOMO là gì?
Hội chứng FOMO là gì?

Kiểm soát thời gian sử dụng công nghệ và các thiết bị điện tử

Mạng xã hội và các cập nhật, thông báo từ mọi người chính là những yếu tố khiến bạn lo lắng, căng thẳng khi phải đối mặt với FOMO. Thay vì bị nó chi phối, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm soát bản thân bằng cách điều chỉnh thời gian sử dụng công nghệ và các thiết bị điện tử. Cách làm này sẽ giúp đưa bản thân xa khỏi nguồn kích thích FOMO.

Nếu không thể cách ly hoàn toàn điện thoại, thiết bị công nghệ do yêu cầu công việc, hãy thử tắt thông báo tạm thời để không bị phân tâm khi làm việc. Thêm nữa trong thời gian nghỉ ngơi, hãy thử đọc sách, nghe nhạc, vẽ vời hoặc đi ra ngoài thay vì sử dụng điện thoại hay đồ công nghệ. Bạn sẽ có thể tìm thấy nhiều hơn những thú vui, những điều thú vị hơn đó. 

Tập biết ơn mọi thứ

Một vài năm trở lại đây, nhiều người quan tâm hơn đến lòng biết ơn và thực hành chánh niệm. Không chỉ mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho tâm thức, đây là một biện pháp giúp mọi người tập trung tốt hơn vào mục tiêu của mình. 

Hiện nay phần lớn mọi người đều chỉ tập chung vào những điều mình muốn mà chưa nhìn lại những gì đang có. Thay vì vậy hãy tập biết ơn và hài lòng với những điều mình đang sở hữu ở hiện tại. Đây là cách giúp giảm bớt sự tiêu cực của tâm lý FOMO. Hơn hết bằng cách này, tâm trạng của mỗi người cũng được giải tỏa, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, hài lòng hơn với cuộc sống thực tại của mình. 

Biết ơn những điều mình đang có
Biết ơn những điều mình đang có

Hội chứng FOMO trong chứng khoán và những điều bạn cần biết

Không chỉ được nhắc đến trong cuộc sống hằng ngày, FOMO và chứng khoán cũng đang là chủ đề hot được nhiều người chú ý. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến lĩnh vực này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị được chia sẻ dưới đây nhé!

Hậu quả khi mắc phải bẫy FOMO

Đầu tư đòi hỏi sự nhạy bén và quyết đoán. Tuy nhiên nếu bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO, bạn rất dễ đưa ra quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tài khoản đầu tư của mình. Điển hình phải kể đến Isaac Newton. Ông đã từng chia sẻ về việc mình có thể tính toán được chuyển động của nhiều hành tinh nhưng lại không thể tính ra được sự điên rồ của loài người. 

Cụ thể vào năm 1729, Newton đã sở hữu cho mình một số cổ phần ở công ty South Sea. Đây là một trong những cái tên rất hot ở Anh, độc quyền buôn bán tại Nam Mỹ. Điều này đủ để hiểu sự lớn mạnh và nguồn lợi nhuận khổng lồ mà đơn vị này có được. Bởi kinh doanh độc quyền đồng nghĩa với việc sẽ không có đối thủ nào khác. Chỉ sau một thời gian ngắm South Sea tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Newton lập tức thu về khoản lợi nhuận siêu khủng khi chốt lời. Sau vài tháng giá cổ phiếu tiếp tục tăng nhanh, mọi người có tiền đều dồn hết để mua South Sea. Điều này cũng ảnh hưởng, thôi thúc Newton mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn so với giá chốt lãi.

FOMO và những “cái bẫy”
FOMO và những “cái bẫy”

Những tưởng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng và thu về phần lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên thật không may mắn, sau khi tái gia nhập thị trường không lâu, giá cổ phiếu South Sea lao dốc thảm hại. Kết quả Newton không những không thu về cho mình doanh số như mơ ước mà còn mất cả vốn lẫn lời. Đây cũng là tình trạng chung mà nhiều nhà đầu tư đều đang gặp phải. 

Lý do FOMO ảnh hưởng đến mọi người?

Có rất nhiều lý do khiến mọi người bị ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO khi đầu tư. Về nguyên tắc nếu không nắm được quy luật biến động của thị trường cũng như sự bình tĩnh và quyết đoán, việc đầu tư thua lỗ là điều sớm muộn mà bạn sẽ gặp phải. 

  • Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, lợi nhuận luôn đi kèm rủi ro. Vì vậy nếu không có sự hiểu biết về thị trường chứng khoán, bạn sẽ rất dễ gặp thất bại. Nhiều người cho rằng chơi chứng khoán phần lớn dựa vào may rủi. Tuy nhiên thực tế về dài hạn, tất cả những biến động của thị trường đều sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Việc thiếu hiểu biết kết hợp với FOMO là nguyên nhân khiến bạn dễ thua lỗ khi đầu tư.

  • Tâm lý sợ bỏ lỡ

Mọi người thường có tâm lý mua theo số đông ngay cả mức giá tại thời điểm đó tương đối cao. Quyết định này xuất phát từ việc sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Vì vậy dù chưa nắm được tín hiệu, nhiều người vẫn nhanh chóng quyết mua ngay khi thấy lượng mua vào lớn. Đây chính là dấu hiệu FOMO ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. 

Chọn lựa đầu tư khi đã đủ kiến thức
Chọn lựa đầu tư khi đã đủ kiến thức
  • Quá kỳ vọng vào thị trường

Sau một thời gian “đi xuống” nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng cao về sự “bùng nổ” của thị trường. Thực tế quy luật này cũng đã diễn ra rất nhiều lần từ trước đó. Với kỳ vọng lớn, mọi người dễ đưa ra quyết định đầu tư vội vàng, nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc độ mạo hiểm cũng cao hơn. 

  • Quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn

Tự tin và tự ti đều là những trạng thái không phù hợp khi đưa ra quyết định đầu tư. Bởi lời quá nhiều hoặc lỗ quá nặng đều làm giảm sự kiên nhẫn của nhà đầu tư. Dĩ nhiên đây là thời điểm dễ đưa ra quyết định sai lầm nhất. 

Cách đầu tư thông minh, đánh bại FOMO

Vậy làm sao để đầu tư thông minh, không bị ảnh hưởng bởi tâm lý FOMO? Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy áp dụng một số cách sau đây!

  • Hiểu rõ về doanh nghiệp

Trước khi mua cổ phiếu của bất kỳ công ty nào, trước tiên bạn nên tìm hiểu rõ về doanh nghiệp đó. Đặc biệt là biến động tài chính, tình hình kinh doanh của đơn vị trong 1 đến 3 năm trở lại đây. Những đơn vị có tầm nhìn, định hướng rõ ràng và cơ cấu tài chính phù hợp, chắc chắn giá cổ phiếu sẽ ít biến động, tăng đều qua các năm. Đây mới là nơi gửi gắm, đầu tư dài hạn an toàn, sinh lời. 

Hiểu rõ về thị trường và những biến động
Hiểu rõ về thị trường và những biến động
  • Tích lũy kiến thức về thị trường

Nên nắm vững các thông tin, kiến thức về thị trường. Đây sẽ là cơ sở để đưa ra phương án, lựa chọn đúng đắn nhất. 

  • Có chiến lược rõ ràng

Phần lớn các nhà đều dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FOMO, đưa ra quyết định dựa trên biến động của thị trường. Tuy nhiên cách làm này thường không bền vững. Thay vào đó bạn nên có chiến lược rõ ràng, đầu tư dài hạn. Ví dụ:

Đầu tư giá trị: Lựa chọn loại cổ phiếu có doanh thu, cổ tức đều, tăng trưởng tốt. Mua khi giá giảm, đợi tăng giá kiếm lời. 

Đầu tư tăng trưởng: Chọn loại có doanh thu, lợi nhuận tăng đều, được đánh giá cao. Mua khi giá đang tăng và bán theo đà tăng. 

  • Học cách kiềm chế cảm xúc

Cảm xúc luôn là kẻ thù của lý trí. Vì vậy bạn chỉ nên quyết định sau khi đã xem xét, phân tích dựa trên nhiều khía cạnh. Tuyệt đối không vì cảm xúc nhất thời để đưa ra quyết định đầu tư. 

Muốn đầu tư dài hạn cần duy trì sự tỉnh táo và kiên định. Không nên vì thị trường mua bán ồ ạt mà bị cuốn theo nó. Mặt khác cần đưa ra cái nhìn toàn diện về vấn đề, vạch ra kế hoạch lâu dài để có những bước tiến xa hơn.  

Không quyết định theo cảm xúc
Không quyết định theo cảm xúc
  • Xác định đúng thời gian cắt lỗ

Thời điểm cắt lỗ có vô cùng quan trọng, chậm một chút cũng sẽ gây ra nhiều tổn thất to lớn. bạn nên cắt lỗ khi giá cổ phiếu có xu hướng giảm nhanh. Hành động này sẽ giúp bảo toàn phần nào vốn đầu tư để chờ đợi một cơ hội phù hợp hơn. 

Đầu tư chứng khoán, rủi ro là điều không tránh khỏi. Vì vậy ngay cả khi giá trị đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng, bạn nên có quy tắc cắt lỗ khi cần để bảo toàn vốn. 

  • Rời xa bảng chứng khoán trực tuyến

Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi các chỉ số và tăng trưởng của thị trường, bảng chứng khoán trực tuyến luôn là bạn đồng hành của mọi nhà đầu tư ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên nó cũng là yếu tố tạo nên tâm lý FOMO. Nếu đang bị áp lực quá lớn, bạn nên rời xa các bảng chứng khoán một thời gian. 

Có nên “gồng lỗ” khi gặp hiệu ứng FOMO?

Nhiều người không biết mình có nên gồng lỗ khi gặp hiệu ứng FOMO hay không? Biết đâu “sau cơn mưa trời lại tạnh”, giá sẽ tăng sau biến cố. Tuy nhiên khá nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đều khuyên là không. Bởi việc kỳ vọng quá lớn vào tăng trưởng thị trường có thể sẽ khiến bạn mất đi một khoản vốn lớn. Việc hồi phục sau mỗi phiên giảm mạnh mất tương đối nhiều thời gian. 

Gồng lỗ hay cắt lỗ?
Gồng lỗ hay cắt lỗ?

Có nên theo hiệu ứng đám đông không?

Hiệu ứng đám đông cũng là điều mà bạn nên tránh khi tham gia đầu tư cổ phiếu. Bởi hiệu ứng này có thể không phải từ những người đã có kinh nghiệm mà bởi những F0 mới gia nhập, bị ảnh hưởng bởi nhiều người mà thu mua ồ ạt. Với mong muốn “ăn theo” số đông, nhiều người dễ dàng bị sập bẫy FOMO. 

Trong bài viết trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu nhanh về FOMO là gì? FOMO trong cuộc sống và trong chứng khoán cũng như cách thoát khỏi tâm lý FOMO. Hy vọng những thông tin tổng hợp trong bài viết sẽ đưa đến cho bạn cái nhìn tổng quan về hiệu ứng FOMO. 

Website đang chạy thử nghiệm