Khi mới bắt đầu làm bất kỳ việc gì, phần lớn mọi người đều hăng hái, nỗ lực hết mình để đạt được thành quả tốt nhất. Tuy nhiên qua một thời gian, họ dần có xu hướng chán nản, buông xuôi. Điều này được lý giải là do mất động lực làm việc. Vậy động lực là gì? Tìm kiếm động lực từ đâu? Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng “bế tắc” tương tự, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Contents
Động lực là gì?
Động lực là thuật ngữ dùng để chỉ một quá trình định hướng, bắt nguồn và duy trì các hành vi để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Theo đó nó được cấu thành và ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Tâm lý, cảm xúc, bản năng, nhu cầu sinh lý và xã hội. Động lực đóng vai trò quan trọng thúc đẩy con người hành động, khơi dậy năng lượng tích cực từ bên trong con người.
Nói một cách dễ hiểu hơn, động lực là sức mạnh từ bên trong, là năng lượng, niềm đam mê, sự nhiệt tình, khát khao và khát vọng. Nhờ đó giúp mỗi người chúng ta có thêm nhiệt huyết, ý chí, tiến bước tới mục tiêu đã đề ra. Cũng có lẽ vì vậy những người có động lực luôn mang trong mình năng lượng tích cực và sự nhiệt huyết. Từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc để tiến gần hơn đến thành công.
Mục tiêu của động lực là gì?
Động lực không tự nhiên mà có, nó được hình thành dựa trên nhiều yếu tố. Hơn nữa để duy trì nguồn động lực làm việc, mỗi người cần phải có mục tiêu rõ ràng trong ngắn và dài hạn. Vậy mục tiêu của động lực là gì?
Nâng cao thu nhập
Thu nhập chính là nhu cầu đầu tiên hình thành nên động lực làm việc ở mỗi người. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển cũng như các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của cuộc sống.
Mặt khác thu nhập là nền tảng để xây dựng lên những mục tiêu to lớn hơn cho tương lai sau này. Mỗi người ngay từ khi đi làm luôn muốn nỗ lực, cống hiến hết mình để đạt được hiệu quả công việc tốt hơn, nhanh chóng được tăng lương, gia tăng thu nhập.
Phát triển bản thân
Sau khi được thỏa mãn về thu nhập và mức sống, chúng ta thường có xu hướng nâng cấp mục tiêu của bản thân mình lên cấp cao hơn. Đó là phát triển và hoàn thiện năng lực của bản thân. Dĩ nhiên đưa bản thân trở thành phiên bản tốt hơn sẽ đem đến rất nhiều lợi ích. Trước mắt là nâng cao hiệu quả công việc, sau đó là có thêm nhiều cơ hội trong cả cuộc sống và công việc.
Thể hiện bản thân
Trong học thuyết tháp nhu cầu Maslow, khẳng định bản thân là một trong những nhu cầu cao cấp của con người. Sau khi đã được đáp ứng tốt về thu nhập và phát triển bản thân, mỗi người đều có khao khát, động lực muốn được khẳng định vị trí và năng lực của mình.
Có những loại động lực nào?
Mang đến nguồn năng lực thúc đẩy hành động, động lực đóng vai trò quan trọng trên con đường theo đuổi thành công của mỗi người. Vậy có những loại động lực nào? Dựa theo nguồn gốc và hình thái ảnh hưởng, động lực được chia làm các loại sau:
Theo nguồn gốc
Dựa theo nguồn gốc, động lực có 2 loại là động lực từ bên trong và động lực bên ngoài. Trong đó:
- Động lực bên ngoài
Hay còn gọi là Extrinsic Motivation, được hình thành từ các yếu tố về nhân sự, môi trường làm việc từ đó giúp đạt được mục tiêu, nâng cao năng suất công việc. Chính từ điều này, các doanh nghiệp luôn đặc biệt áp dụng các hình thức thưởng và phạt để nâng cao động lực làm việc của nhân viên.
- Động lực bên trong
Còn có tên gọi khác là Intrinsic Motivation, xuất phát từ sự thỏa mãn, hài lòng của bản thân mỗi người. Động lực bên trong thường hình thành khi đạt được các mục tiêu công việc, có cho mình vị thế rõ ràng, tiếng nói trong tổ chức.
Theo hình thái
Động lực cũng được phân chia dựa vào sự khác biệt về hình thái. Trong đó bao gồm động lực tích cực và tiêu cực.
- Động lực tiêu cực
Động lực tiêu cực được hình thành từ sự đề phòng và sợ hãi của mỗi người. Ví dụ khi phải đối mặt với việc bị trừ lương, phạt, sa thải,… lúc này sẽ tự động sản sinh là động lực, thúc đẩy họ phải hoàn thành công việc.
Động lực tiêu cực cũng có thể là nguyên nhân khiến mọi người tức giận và thất vọng. Từ đó nảy sinh hành vi chống đối, do vậy nếu muốn áp dụng các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý.
- Động lực tích cực
Động lực tích cực được hình thành dựa trên khen thưởng, khuyến khích. Nó đang được áp dụng rất tốt tại các doanh nghiệp nhằm khuyến khích nhân sự, thúc đẩy họ nhanh chóng đạt được các mục tiêu đề ra. Một vài hình thức tạo động lực tích cực có thể kể tới như: Thăng chức, tặng ưu đãi, tăng lương,…
Điều gì gây ra tình trạng thiếu động lực?
Dù đem đến nhiều lợi ích song hiện trạng thiếu động lực đang diễn ra ở rất nhiều bạn trẻ. Mất động lực có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nhìn chung nó khiến mọi người rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi, không muốn nỗ lực hoặc làm bắt tay vào làm gì. Một vài nguyên nhân gây thiếu động lực có thể kể tới.
Không đặt mục tiêu đủ cao
Nhiều người cho rằng việc đặt ra các mục tiêu dễ dàng sẽ giúp chúng ta có thêm động lực. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến mục đích lâu dài của bạn. Những cột mốc đạt được quá dễ dàng sẽ dễ làm mất đi sự hứng thú, tạo cảm giác nhàm chắn. Do vậy, lý tưởng nhất nên cân bằng giữa năng lực, thúc đẩy bản thân và kết quả mong muốn ở thực tế.
Thực ra nếu đã quá quen với vùng thoải mái của mình, mọi người thường dễ hài lòng, chấp nhận và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Đến khi muốn thay đổi, thúc đẩy bản thân mình sẽ gặp nhiều rào cản trong cả năng lực và suy nghĩ của mình. Do đó hãy không ngừng tiến lên, không ngừng phát triển. Rõ ràng tuổi càng trẻ, phát triển càng dễ dàng, gặp trở ngại càng nên hưng phấn, không phải sao!
Tầm nhìn không rõ ràng
Nhiều bạn trẻ loay hoay mãi về tương lai cùng các nỗi sợ hãi. Nó khiến bản thân bạn như bị mất phương hướng, sợ hãi trước những điều sẽ xảy ra. Nếu gặp khó khăn về tầm nhìn, bạn dễ rơi vào trạng thái không mục đích. Tức là không biết chính mình muốn gì, làm gì, đam mê là gì? So với việc không có năng lực, không có mục tiêu thật sự rất đáng sợ. Lâu dần nó khiến bạn trở nên mất hết ý tưởng sống, cứ bình bình qua ngày không một chút ý nghĩa.
Đau khổ vì trì hoãn
Trì hoãn là một thói quen xấu mà ai trong chúng ta đều nên thay đổi. Bởi một khi không bắt tay vào làm, bạn sẽ không thể chạm tay đến kết quả chứ đừng nghĩ đến việc làm tốt hoặc không. Hơn hết nó sẽ khiến bạn bị tụt lại phía sau mọi người.
Vậy làm thế nào để không trì hoãn? Thay đổi là cả một quá trình. Tuy nhiên ban đầu hãy thử tập thói quen với cam kết bắt đầu công việc trong ít nhất 3 phút, lên kế hoạch các việc cần làm và tự thưởng cho mình khi hoàn thành. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng thay đổi thói quen trì hoãn của mình.
Không bị kiểm soát bởi nỗi sợ
Sợ hãi là trở ngại có thể ngăn cản bạn chạm tới ước mơ. Thay vì tiến về phía trước, nhiều người e ngại khi phải đối mặt với nỗi sợ thất bại. Nó vô tình trở thành dây xích ghìm chân khiến mọi người dần kiệt sức, không còn hoài bão và ước mơ.
Muốn thành công, bạn tuyệt đối không được bị kiểm soát bởi nỗi sợ. Đây là kẻ thù khiến nhiều người bỏ lỡ các cơ hội, mối quan hệ và công việc. Do vậy hãy học cách kiểm soát nỗi sợ hãi của mình. Quan trọng nhất là tìm ra được nguyên nhân gây sợ hãi, giao tiếp và thấu hiểu với chính con người thật của bản thân để có được sự giải thoát về mặt cảm xúc.
Thực tế, đối mặt với sợ hãi là cách duy nhất để nâng cấp bản thân. Vấn đề chắc chắn sẽ khó có thể khắc phục trong ngày 1 ngày 3. Tuy nhiên chỉ cần dám đối mặt, dám thay đổi, tất cả đều sẽ tác động đến cả thế giới bên trong và bên ngoài của chính mình.
Bị ngợp với công việc & trách nhiệm
Trạng thái choáng ngợp với công việc và trách nhiệm sẽ khiến bạn kiệt sức, mỏi mệt khi phải gồng mình vì những mục tiêu đã đặt ra. Nó khiến bạn quên mất cả thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng, cân bằng cuộc sống của mình.
Kiệt sức, choáng ngợp bởi công việc là dấu hiệu cho biết bạn đang nỗ lực với nguồn động lực lớn. Tuy nhiên nên biết cách cân bằng cuộc sống và công việc. Bởi nếu tình trạng “quá tải” diễn ra thường xuyên và liên tục sẽ khiến bản thân bạn bị mệt mỏi, sợ hãi khi phải đối mặt với công việc.
Tạo động lực cho nhân viên có cần thiết?
Không thể phủ nhận dưới sự thúc đẩy của động lực, mọi công việc được hoàn thành nhanh chóng với hiệu quả tốt hơn rõ rệt. Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp luôn đề cao các hoạt động tạo động lực cho nhân viên của mình. Điển hình phải kể đến một số lợi ích sau:
Gia tăng sự hài lòng
Một trong những điều quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững là sự đồng lòng, hài lòng của chính các nhân viên công ty. Vì được đáp ứng tốt các yêu cầu, họ sẵn sàng cống hiến hết mình, hướng tới sự phát triển chung của tập thể.
Sự hài lòng của nhân viên được đánh giá dựa trên lương thưởng, môi trường làm việc, cơ hội phát triển và hơn hết là sự công nhận của ban lãnh đạo. Tất cả những điều này sẽ giúp tạo nguồn động lực lớn để họ nỗ lực, hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
Đẩy cao năng suất công việc
Hiệu quả công việc của một người chán nản, hời hợt so với một người nhiệt huyết là điều chúng ta có thể thấy được rõ ràng. Bằng cách tạo và duy trì nguồn động lực cho toàn thể nhân viên, hiệu suất hoàn thành công việc của tập thể được nâng cao rõ rệt, rút ngắn thời gian. Đây là tiền đề đưa công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt mặt các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Thúc đẩy sự phát triển, chất lượng nhân lực
Động lực giúp mọi người theo đuổi và đạt được mục tiêu cá nhân mà mình đã đặt ra. Từ đó không ngừng phát triển để tốt hơn mỗi ngày, tăng cường cảm hứng làm việc với hiệu quả tốt nhất. Với các doanh nghiệp, bên cạnh sản phẩm, dịch vụ, chất lượng nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại, phát triển và lớn mạnh. Do vậy việc tập trung vào nhân lực là phương án đầu tư an toàn và hiệu quả.
Nâng cao sự trung thành
Tạo động lực cho nhân viên đồng nghĩa với việc đáp ứng tốt các nhu cầu được đặt ra. Bằng cách này, họ sẽ nỗ lực hơn để hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ được giao. Mặt khác nó cũng giúp gắn kết tình cảm và sự trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ ở tỷ lệ nghỉ việc, tuyển mới của đơn vị.
Cách tạo động lực để nâng cao hiệu quả công việc
Tương ứng với các loại động lực, có rất nhiều cách để tạo động lực từ cả bên trong và bên ngoài. Chi tiết hãy cùng phân tích nhanh tại mục chia sẻ dưới đây!
Đối với bản thân mỗi người
Bạn đang rơi vào tình trạng thiếu động lực làm việc? Bạn đang loay hoay không biết nên làm gì, làm sao để có hướng đi đúng đắn? Hãy thử áp dụng các cách được gợi ý sau đây nhé!
- Tập trung vào 1, 2 điều muốn làm
Việc cố gắng làm cùng lúc mọi việc rất khó, thậm chí không đem đến hiệu quả như mong đợi. Thay vào đó bạn nên đánh giá mức độ ưu tiên và chỉ tập trung vào 1 tới 2 việc. Bằng cách này chúng ta có thể dễ dàng hoàn thành tốt nó mà không bị choáng ngợp, áp lực. Đồng thời hiệu quả và thời gian thực hiện cũng được rút ngắn rõ rệt. Tiếp tục sau đó là những mục tiêu khác đã được liệt kê. Bằng cách này mọi công việc đều được xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
- Thay đổi thói quen sống
Thói quen sống của chúng ta cũng có ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc và tâm trạng. Nếu muốn thức dậy với nguồn động lực và trạng thái vui vẻ nhất, bạn nên thay đổi từ chính những thói quen hằng ngày của mình.
Nếu đã theo đuổi một dự án quá lâu và cảm thấy thật sự mỏi mệt, kiệt sức. Đừng quá cố gắng, hãy tặng cho mình một ngày nghỉ thật thoải mái. Sau khi nghỉ ngơi đủ, cơ thể và tâm trí sẽ sẵn sàng, hoạt động hiệu quả hơn để tiếp tục công việc đang thực hiện.
- Chú ý thư giãn và nghỉ ngơi
Đừng đánh đồng nghỉ ngơi với lười biếng. Lười biếng là khi không có mục đích, không muốn làm gì cả. Còn nghỉ ngơi là điều cần thiết để cả cơ thể và đầu óc đều được thư giãn. Hoặc bạn có thể hiểu rằng lười biếng là dậm chân tại chỗ còn nghỉ ngơi là lấy đà để phóng về phía trước. Có thể thấy sau khi nghỉ ngơi, cơ thể như tiếp thêm nguồn động lực đưa bản thân tiến nhanh hơn về phía mục tiêu của mình.
- Đọc, xem những thứ truyền tải động lực
Có rất nhiều nguồn động lực mà bạn có thể đọc, xem hoặc tìm kiếm như: Tài liệu, bài hát, video, postcard,… Tất cả những điều này đều đang được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Nếu đang cảm thấy kiệt quệ, mất động lực, hãy tham khảo nó để có thêm cho mình những năng lượng tích cực, hoàn thành công việc, nhiệm vụ nhé!
Đối với các doanh nghiệp
Là một chủ doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ về lợi ích của việc tạo động lực cho nhân viên của mình. Điều này không những giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn gia tăng lòng trung thành, giữ người tài. Vậy nên làm gì để tạo động lực cho nhân viên?
- Đảm bảo lương thưởng minh bạch, cạnh tranh
Lương thưởng là mong muốn cơ bản của mỗi người lao động. Để họ yên tâm làm việc, doanh nghiệp cần đáp ứng tốt các chế độ lương thưởng. Điển hình như: Trả lương đúng hạn, lương thưởng rõ ràng, tăng lương định kỳ dựa theo năng lực,…
- Công nhận sự đóng góp
Mỗi người đều mong muốn được công nhận năng lực cũng như hiệu quả công việc mà mình đã nỗ lực thực hiện. Điều này không chỉ được thể hiện ở tài chính mà còn là việc làm ý nghĩa, tạo sự thích thú để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Bình đẳng, công bằng
Tương ứng với từng vị trí, bất kỳ ai trong công ty đều xứng đáng được đối xử công bằng. Ngoài lương thưởng, chế độ và ưu đãi cũng được mọi người chú ý. Việc đối xử thiếu công bằng giữa các phòng ban hoặc cá nhân sẽ gây cảm giác tiêu cực, ức chế, khó tập trung và hết lòng cho công việc.
- Tôn trọng ý kiến của nhân viên
Bằng cách đưa ra phản hồi về những kết quả trong công việc sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, dễ dàng nhận thấy được vấn đề để khắc phục nhanh chóng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên cũng là cách giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, gia tăng tính đoàn kết của tập thể.
- Tổ chức đào tạo nhân sự thường xuyên
Các khóa đào tạo, nâng cao chuyên môn và kỹ năng thường được tổ chức với mục đích “nâng cấp” nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Hơn nữa đây cũng là cơ hội học tập, phát triển bản thân được các nhân viên đón nhân đặc biệt tốt. Thông qua đó khích lệ tinh thần và động lực làm việc ngày một hiệu quả hơn.
- Tin tưởng nhân lực
Lòng tin của ban lãnh đạo cũng là một nguồn động lực lớn với toàn thể nhân viên của công ty. Bởi nếu không được tin tưởng, mọi người dễ nảy sinh tâm lý chán nản, không có động lực cố gắng để hoàn thành công việc. Là một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần nắm được và phát huy tốt điều này để tạo động lực làm việc cho mọi người.
- Đảm bảo trang thiết bị và môi trường làm việc
Dưới áp lực của công việc và deadline, mọi người dễ bị mệt mỏi, căng thẳng và thiếu nhiệt huyết trong công việc. Do vậy việc tạo không gian làm việc thoải mái, giờ nghỉ giải lao, các bữa ăn, trò chơi sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tạo hứng khởi và tinh thần cho mọi người. Bằng cách này, họ sẽ luôn sẵn sàng và thực hiện tốt các công việc được giao.
Mặt khác các buổi du lịch, party hay team building cũng là cơ hội để mọi người hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn. Từ đó hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, cùng đồng hành trên con đường phát triển bền vững.
Kết luận
Có thể thấy động lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong thành công của mỗi người. Thiếu đi động lực đồng nghĩa với mất đi sự nhiệt huyết khiến bản thân gặp nhiều khó khăn thậm chí là mất đi ước mơ, hoài bão của mình. Do đó bằng cách hiểu rõ về động lực và các cách tìm kiếm động lực, hy vọng bạn sẽ luôn thành công và tỏa sáng trên con đường, mục tiêu mà mình đã chọn.
Trên đây là tất cả những thông tin về động lực là gì? Có những loại động lực nào? Và các các tạo động lực hiệu quả, bền bỉ. Mỗi chúng ta đều có năng lực của mình, chỉ cần bạn tìm được điều mình muốn làm, duy trì nguồn động lực luôn sục sôi trong mình thì nhất định bạn sẽ thành công! Hãy cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của mình nhé!