Một vài tháng trở lại đây, số lượng các ca đau mắt đỏ ngày càng tăng nhanh và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Vậy đau mắt đỏ lây qua đâu? Bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Chúng ta cùng cập nhật ngay những thông tin về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!
Số lượng người bị đau mắt đỏ ngày càng tăng nhanh
Contents
Đau mắt đỏ là gì? Các loại đau mắt đỏ phổ biến
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là căn bệnh thường gặp đặc biệt vào thời điểm chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu.
Dấu hiệu bị đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, phần mô lót bên trong mí mắt và phần phủ bên ngoài bị viêm đỏ. Nếu quan sát từ ngoài chúng ta có thể dễ dàng thấy được phần lòng trắng có màu hơi đỏ hoặc hồng, mí mắt bị sưng, có thể chảy mủ hoặc đóng vảy. Điều này không những gây mất thẩm mỹ mà còn đem đến nhiều bất tiện cho người bệnh.
Các loại bệnh đau mắt đỏ
Hiện đau mắt đỏ được chia làm 3 dạng phổ biến nhất. Cụ thể bao gồm:
- Đau mắt do virus, vi khuẩn
Đau mắt đỏ đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh hoặc đau họng, các vấn đề về nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn sẽ bị đỏ từ 1 bên sau đó lây sang bên còn lại. Trong suốt quá trình bị bệnh, mắt luôn bị chảy dịch. Một số trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm trùng tai.
Mắt người bệnh bị đỏ và đau rát
- Đau mắt đỏ do kích ứng
Mắt của chúng ta là bộ phận đặc biệt nhạy cảm. Do vậy nếu bị dính hóa chất hoặc vật lạ rất dễ xuất hiện tình trạng kích ứng. Lúc này mắt sẽ tự động tiết ra dịch nhầy và nước mắt theo cơ chế bảo vệ. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện trong khoảng 1 ngày. Tuy nhiên nếu không có dấu hiệu ngừng đỏ và chảy nước mắt rất có thể trong mắt vẫn còn dị vật hoặc phần giác mạc và kết mạc gặp vấn đề do kích ứng. Từ đó gây đau và đỏ mắt.
- Đau mắt dị ứng
Đau mắt đỏ dị ứng cũng là tình trạng nhiều người thường gặp phải. Hiểu đơn giản đó là do cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc,… Đỏ mắt dị ứng thường không bị lây nhiễm, khi phát bệnh thường bị cùng lúc cả 2 mắt, mắt viêm, chảy nước mắt có cảm giác ngứa và có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác như: Hắt hơi, ngứa mũi, hen suyễn,…
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Là một căn bệnh khá phổ biến, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ. Để chủ động trong việc phòng tránh cũng như có cách xử lý hiệu quả, dưới đây là một vài thông tin tham khảo gửi đến bạn!
Có nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Nhiễm khuẩn
Phần lớn những người bị đau mắt đỏ đều là do nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn phẩm biến gây ra vấn đề viêm kết mạc có thể kể tới như: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae
Nguyên nhân dị ứng
Nhiều người bị đau mắt đỏ do dị ứng. Nguyên nhân có thể do phấn hoa, nấm mốc hoặc một số tác nhân khác. Lúc này cơ thể sẽ tự động tạo ra các kháng thể immunoglobulin E. Từ đó kích hoạt tế bào đặc biệt tại màng nhầy của mắt và đường thở, giải phóng các chất gây viêm. Trong các chất gây viêm được giải phòng có histamine, đây là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng dị ứng như đau mắt, kích ứng.
Bị dính hóa chất vào mắt
Hóa chất ở đây có thể là mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt hoặc nước hồ bơi có chứa clo. Chúng có tác động mạnh mẽ với giác mạc hay chính xác là mắt của chúng ta gây đỏ rát và kích ứng.
Bị dính hóa chất hoặc mỹ phẩm gây kích ứng
Có dị vật trong mắt
Dị vật trong mắt gây cảm khác cộm và đau rát, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ vậy nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể là nguyên nhân gây ra viêm kết mạc cùng nhiều vấn đề cho đôi mắt của bạn.
Dùng kính áp tròng không đảm bảo
Ngày này mọi người sử dụng kính áp tròng ngày càng phổ biến với sự tiện dụng và thẩm mỹ cao. Tuy nhiên với số lượng lớn các loại kính áp tròng trên thị trường, việc dùng kính kém chất lượng hoặc không đúng cách có thể là nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, nhiễm trùng ở mắt thậm chí là hỏng mắt. Do vậy khi sử dụng loại kính này người dùng nên thao tác đúng cách. Nếu cảm thấy khó chịu, khô hoặc chảy nước mắt thì nên tháo kính để mắt hoạt động thoải mái hơn.
Tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ
Tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ ở khoảng cách gần cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm. Có rất nhiều nguồn lây đau mắt đỏ, vì vậy hãy có biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân mình nhé! Lưu ý tuyệt đối không chạm tay vào mắt, dụi mắt nếu chưa vệ sinh tay.
Không nên tiếp xúc gần với người bị đau mắt đỏ
Các triệu chứng đau mắt đỏ
Thời gian chuyển giao từ mùa hè sang mùa thu là thời điểm “bùng dịch” đau mắt đỏ. Bạn cũng đang cảm thấy khó chịu ở mắt nhưng không biết liệu đó có phải là viêm kết mạc không? Theo dõi các triệu chứng được liệt kê dưới đây để kiểm tra nhé!
Đỏ mắt
Đúng như tên gọi, biểu hiện dễ thấy nhất khi bị đau mắt đỏ chính là phần lòng trắng của mắt bị chuyển sang màu đỏ. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong việc giao tiếp và cuộc sống hằng ngày.
Cộm, ngứa mắt
Khi bị đau mắt đỏ bạn luôn cảm thấy nóng rát, ngứa và vô cùng khó chịu như đang có thứ gì kẹt trong mắt của mình. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở một bên mắt rồi lây sang mắt còn lại.
Đau và rát bên trong mắt
Mắt tiết nhiều dịch
Những người bị đau mắt đỏ thường bị chảy nước mắt hoặc dịch từ mắt. Nếu có biểu hiện chảy nước mắt liên tục tức là bạn đang bị đau mắt do dị ứng hoặc vi rút. Trong trường hợp mắt tiết ra dịch màu vàng xanh thì có thể bạn đang bị đau mắt do vi khuẩn.
Đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng
Trong thời gian bị đau mắt đỏ, phần lớn người bệnh đều đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng nhất là ánh sáng có cường độ mạnh. Hơn nữa một số người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực,… Điều này xảy ra do nhiễm trùng nặng, viêm bên trong mắt hoặc tình trạng nhiễm trùng lan ra ngoài kết mạc.
Mắt bị đóng ghèn
Đây là biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ, đặc biệt là khi mới thức dậy. Ghèn ở đây chính là phần dịch được tích tụ ở mắt trong giấc ngủ.
Mắt bị chảy nước mắt và đóng ghèn
Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Biến chứng của đau mắt đỏ
Dù là một căn bệnh đã quá phổ biến, song mọi người có không ít những thắc mắc về độ nguy hiểm cũng như các biến chứng có thể xảy ra khi bị đau mắt đỏ. Thực tế đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu không được xử lý đúng cách nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của người bệnh.
Đau mắt đỏ có cần thăm khám bác sĩ không?
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể tự mua thuốc dưới sự hướng dẫn của các dược sĩ tại nhà thuốc. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu dưới đây bạn nên thăm khám bác sĩ để đôi mắt được chăm sóc tốt nhất.
- Tình trạng đau mắt ngày càng nghiêm trọng.
- Cảm giác có vật gì đó kẹt ở mắt, rất khó chịu khi nháy mắt.
- Tầm nhìn bị mờ, không rõ.
- Mắt không chịu được ánh sáng, rất khó chịu khi tiếp xúc với các nguồn phát sáng.
- Đau mắt đi kèm biểu hiện ớn lạnh, sốt.
- Mắt có nhiều chất dịch xanh hoặc vàng.
Bạn đã từng bị đau mắt đỏ chưa?
Biến chứng của đau mắt đỏ
Như đã chia sẻ đau mắt đỏ là một trong những vấn đề thường gặp với mắt. Căn bệnh này tương đối lành tính, ít gây ra biến chứng. Dù vậy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho giác mạc và thị lực. Thậm chí nghiêm trọng hơn là loét giác mạc hoặc mù lòa.
Viêm kết mạc nếu được phát hiện và xử lý đúng cách thường không gây ra nhiều khó chịu cũng như bất tiện hay nguy hiểm cho người bệnh. Do đó ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường với đôi mắt, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị sớm, dứt điểm, hạn chế tình trạng lây lan.
Các phương pháp điều trị đau mắt đỏ
Như chúng ta đã tìm hiểu, đau mắt đỏ có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân. Cũng vì vậy tùy vào từng tình trạng bệnh, cách điều trị chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Vậy đau mắt đỏ được điều trị như thế nào?
Cách chữa trị đau mắt đỏ do vi khuẩn
Để xử lý đau mắt đỏ do vi khuẩn, người bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Có thể là thuốc nhỏ mắt, thuốc viên hoặc thuốc mỡ.
Điều trị đau mắt đỏ kích ứng
Trong trường hợp đau mắt đỏ do kích ứng phần lớn nguyên nhân đều là do bị dính dị vật hoặc hóa chất. Lúc này bạn cần ngay lập tức rửa mắt nhẹ nhàng với nước ấm. Đồng thời tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như dầu gội, mỹ phẩm,….
Thăm khám bác sĩ
Sau khi được làm dịu với nước, tình trạng đau mắt sẽ thuyên giảm nhanh, phục hồi sau khoảng 4 tiếng. Trong trường hợp không hết cộm, khó chịu ở mắt, bạn nên hẹn gặp ngay với bác sĩ để được xử lý tốt nhất.
Lưu ý: Nếu mắt bị kích ứng do tiếp xúc với axit hoặc hóa chất mạnh hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Bởi khác với các yếu tố gây kích ứng thông thường, những tác nhân này để lại tổn thương nghiêm trọng.
Điều trị đau mắt đỏ do nhiễm trùng qua đường tình dục
Đây là tình trạng bệnh không quá phổ biến song cũng có thể để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được khắc phục đúng cách. Theo đó người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh đối với nguyên nhân do vi khuẩn và dùng thuốc kháng virus nếu bệnh do sự tấn công của virus.
Ngoài ra những em bé sơ sinh cũng có thể bị nhiễm virus nếu người mẹ bị đau mắt đỏ trong quá trình mang thai. Đây là vấn đề tương đối phức tạp bởi nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thị giác của bé. Vì vậy thường bé sẽ được dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên mắt để phòng ngừa.
Cách phòng tránh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm song lại đem đến nhiều bất tiện cho sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số cách phòng tránh đau mắt đỏ, mong rằng có thể giúp ích được cho bạn.
- Hãy tạo cho mình thói quen rửa tay bằng xà phòng, hạn chế sờ tay lên dụi mắt, mũi, miệng.
- Không nên dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt, kính với người khác.
- Nên làm sạch họng, mắt và mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các loại nước rửa chuyên dụng.
- Nên dùng xà phòng hoặc chất sát khuẩn để làm sạch đồ dùng cũng như vật dụng của người bệnh.
- Tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với những người đang bị đau mắt đỏ.
Tổng hợp các thông tin về đau mắt đỏ
Đứng trước nhiều cảnh báo về dịch đau mắt đỏ trong thời gian gần đây, các thông tin về nguồn lây, cách xử lý và những loại thực phẩm nên ăn và cần tránh đang nhận về sự quan tâm lớn từ người dùng. Để có biện pháp chủ động bảo vệ cho bản thân và gia đình, cùng theo dõi một số chia sẻ dưới đây nhé!
Đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ lây qua đâu?
Trên thực tế bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây. Vì vậy để phòng tránh bạn cần đặc biệt chú ý những trường hợp sau:
- Tiếp xúc với những ghèn mắt, nước bọt, rỉ mắt hay nước mắt của người bị đau mắt đỏ sẽ mang đến nguy cơ lây nhiễm cao.
- Nước bọt, nước mũi bắn trong không khí là nguồn lây qua đường hô hấp.
- Khi tiếp xúc với đồ dùng của bệnh nhân như khăn tắm, khăn mặt, cốc, bát, đũa đều dễ bị lây bệnh.
- Bệnh đau mắt đỏ cũng bị lây qua đường tình dục.
- Bạn cũng có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm hoặc chạm vào những vật dụng bị nhiễm khuẩn như đồ chơi, tay nắm cửa, nút bấm thang máy,…
Đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?
Về thời gian ủ bệnh mỗi dạng đau mắt đỏ sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau, trung bình khoảng 8 ngày. Sau khi khởi phát mất khoảng từ 4 ngày đến 1 tuần tiếp theo để khỏi bệnh. Dù vậy nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách đau mắt đỏ có thể kéo dài tới vài tuần hoặc thậm chí là lâu hơn.
Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi hẳn?
Ai dễ bị đau mắt đỏ?
Các bệnh nhân đau mắt đỏ không “tập trung” vào độ tuổi nào. Do vậy cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ cao bị bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Mọi người có thể bị đau mắt đỏ trong bất kỳ thời gian nào trong năm, song phổ biến nhất là những tháng cuối hè, đầu thu.
Đau mắt đỏ nên ăn gì?
Những người bệnh bị đau mắt đỏ cần có chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường đề kháng, nhanh hồi phục và ngăn biến chứng. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Vậy khi bị đau mắt đỏ chúng ta nên ăn những loại thực phẩm gì?
Bổ sung nhiều rau củ quả
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin A như bí ngô, cá, gan động vật, rau xanh đậm, cà chua, khoai lang, ớt chuông và các loại sản phẩm từ sữa.
- Nên ăn nhiều đồ ăn có chứa vitamin B. Ví dụ như: Thịt gà, trứng, cá hồi, nấm, bông cải xanh, gan động vật, các loại hạt và đậu.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu, ổi, xoài, cam, đu đủ, ớt chuông, kiwi,… cũng là cách giúp nhanh khỏi đau mắt đỏ.
- Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa vitamin K. Điển hình như cần tây, măng, dưa chuột, trứng, cà rốt, rau xà lách và bông cải xanh,…
Bị đau mắt đỏ không nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống mà những người bị đau mắt đỏ cần tránh.
- Thực phẩm có mùi tanh như cá mè, ốc, tôm, cua,…
- Những món ăn và gia vị có tính nóng như tỏi, ớt, thịt dê,…
- Tuyệt đối không dùng những loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước uống có gas,…
- Một số loại thực phẩm khác gồm: Mỡ động vật, rau muống,…
Không dùng đồ uống có chất kích thích
Một vài hình ảnh về bệnh đau mắt đỏ
Cuối cùng dưới đây là một số hình ảnh về đau mắt đỏ để mọi người có thể nhận biết dấu hiệu cũng như hiểu hơn về căn bệnh này.
Đau mắt đỏ được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh
Mắt đóng ghèn và chảy nước mắt
Lòng trắng chuyển sang màu đỏ giống với các tia máu
Ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Gặp bác sĩ để được chăm sóc và xử lý mắt đúng cách
Đau mắt đỏ gây cộm và đau rát
Nói tóm lại đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, gây viêm tại các mô lót của mí mắt. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh song cách chữa trị không quá phức tạp, tốn kém nếu được phát hiện và xử lý đúng cách. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng và chữa bệnh.