Rate this post

Nuôi dạy con vẫn luôn là thử thách của hầu hết các bậc bố mẹ. Nhất là khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa tiểu học. Thay vì được ăn được chơi và khám phá đủ thứ thú vị ngoài kia, các bạn nhỏ bắt đầu phải làm quen với bài vở và những con số. Dĩ nhiên chúng không hề “hấp dẫn” dẫn đến tình trạng lười học. Vậy con lười học phải làm sao? Nếu bạn cũng đang “bế tắc” với bạn nhỏ nhà mình, dưới đây là một số chia sẻ hữu ích mà bạn có thể tham khảo!

Con lười học phải làm sao? Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé không thích học
Con lười học phải làm sao? Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé không thích học

Contents

Con lười học không tập trung do đâu?

Thực tế phần lớn trẻ nhỏ đều khá lười học. Để có biện pháp xử lý hiệu quả, trước tiên chúng ta cần nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy điều gì khiến con trẻ lười học?

Chưa tiếp thu được kiến thức 

Việc không hiểu được bài giảng trên lớp có thể khiến trẻ nhỏ thiếu đi sự hứng khởi trong học tập. Với số lượng lớn các bạn trong lớp, khó tránh khỏi tình trạng giáo viên không thể quan tâm đến tất cả các học sinh. Thêm nữa do mới bước vào môi trường học tập, trẻ nhỏ thường khá rụt rè và ngại ngùng để hỏi thấy cô giáo. 

Tình trạng này diễn ra thường xuyên không chỉ tạo lên lỗ hổng kiến thức cho con mà còn khiến trẻ nhỏ nhát, chán học hơn. Đây cũng chính là lý do lớn nhất, thường gặp tạo nên tình trạng lười học ở các bạn học sinh. 

Chưa nắm được ý nghĩa của học tập

Phần lớn chúng ta đều không thực sự hiểu được tầm quan trọng của học tập. Các bạn học sinh đôi khi chỉ nghĩ học tập là một cuộc đua về thành tích và điểm số. Học vì bố mẹ muốn mình được điểm cao, được điểm cao sẽ được quà còn không sẽ bị mắng. 

Học tập không phải nghĩa vụ của con, đó là tốt cho con
Học tập không phải nghĩa vụ của con, đó là tốt cho con

Với những lý do này, có nhiều trẻ hứng khởi với học tập. Số còn lại thật sự ghét học. Nếu tâm lý này diễn ra thường xuyên, tình trạng lười, chán học kết hợp với “rơi rớt” kiến thức sẽ khiến việc bắt đầu lại trở nên khó khăn hơn. 

Con tự ti về bản thân

Có thể khi bắt đầu, con đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực cho việc học và làm bài tập. Tuy nhiên kết quả không được như mong muốn, thậm chí là thua kém bạn bè. Điều này vô hình tạo lên áp lực tâm lý, khiến trẻ tự ti về bản thân mình dẫn đến việc tránh né, không muốn học. 

So sánh con với người khác là hành vi khá phổ biến của các bậc phụ huynh với mong muốn tạo tấm gương để con học tập. Mặc dù vậy, đôi khi nó đem đến hiệu quả ngược khiến trẻ không còn hứng thú với học tập vì không nhận được sự công nhận.

Ảnh hưởng của môi trường xung quanh

Môi trường học tập chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian học của trẻ. Đặc biệt khi các chương trình giải trí, game, thiết bị điện tử,… ngày càng trở nên hấp dẫn. Nếu các con không làm chủ được bản thân cũng như quỹ thời gian của mình, tình trạng ham chơi bỏ học là điều khó tránh. 

Con lười học phải làm sao? Cách dạy con lười học

Có không ít phụ huynh phải “vò đầu bứt tai” vì không biết làm gì khi con mình quá lười học. Dưới đây là một số hướng dẫn cách dạy con lười học mà bạn có thể tham khảo!

Vì sao con lười học? Cách phạt con khi lười học?
Vì sao con lười học? Cách phạt con khi lười học?

Tìm hiểu lý do khiến con lười học

Có thể thấy, tình trạng lười học của trẻ xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân. Đồng thời mỗi đứa trẻ cũng sẽ có cách biểu hiện khác nhau. Do đó việc nắm rõ nguyên nhân cũng sẽ giúp bố mẹ dễ dàng đưa ra giải pháp giúp con có hứng thú hơn với việc học tập. 

Tình trạng lười, không có hứng thú với học tập nếu để lâu, lắp đi lặp lại trong nhiều năm sẽ rất khó để khắc phục. Tuy nhiên nếu mới chỉ xuất hiện gần đây thì thường là do rào cản tâm lý. Chỉ khi được gỡ bỏ rào cản này, các bạn nhỏ mới có thể học tập chăm chỉ, có định hướng rõ ràng. 

Giúp con hiểu về lợi ích của việc học

Trước tiên bố mẹ hãy giúp con hiểu rằng: Học là việc của con, không phải học cho bố mẹ. Cũng vì vậy việc ép buộc, thúc giục hay quát nạt hoàn toàn không phải là biện pháp tốt. 

Con cần phải hiểu học tập sẽ giúp cho tương lai của con. Dù mong muốn hay ước mơ của con có là gì, có kiến thức đường đi sẽ ngắn và bằng phẳng hơn. Thực tế không nhiều các bậc phụ huynh có ý định giải thích cho con những điều này. Họ cho rằng trẻ con sẽ không thể hiểu về công việc, ước mơ, đam mê hay tương lai. Tuy nhiên cũng chính vì không được phân tích khiến trẻ nhỏ coi thường  học, nghĩ rằng nó chẳng giúp gì cho bé ngoài thành tích. 

Học tập để hiện thực hóa ước mơ
Học tập để hiện thực hóa ước mơ

Thay đổi phương pháp học

Thay đổi phương pháp học cũng là một cách giúp tăng độ hứng khởi cho trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp các con thích thú hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn thay vì chỉ học tập theo các phương pháp thông thường. 

Hiện thay vì chỉ sử dụng bảng phấn thông thường, giảng dạy bằng hình ảnh, Slide và các phương tiện truyền thông,… Nhờ vậy giúp các bạn trẻ kích thích khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn. Tuy nhiên việc áp dụng internet vào việc học của con cũng sẽ có nhiều rủi ro. Bố mẹ cần biết cách kiểm soát để tránh trường hợp trẻ nhỏ xem Youtube, mạng xã hội, game,… trong giờ học. 

Đưa ra thời gian biểu phù hợp

Nếu muốn cân bằng giữa học và chơi, bố mẹ nên có một bảng thời gian biểu thích hợp để cùng con tuân thủ. Theo đó thời gian học tập có thể giảm nhưng cần đảm bảo chất lượng học. Tức là khi con đã ngồi vào bàn cần tập chung và nghiêm túc. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát thái độ học của con cũng như việc con học có hiệu quả hay không. Nhờ vậy đưa ra những chỉnh sửa phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. 

Có thời gian biểu học tập và sinh hoạt phù hợp
Có thời gian biểu học tập và sinh hoạt phù hợp

Lưu ý: Việc quan sát con học nên được thực hiện một cách bí mật nhằm tránh gây khó chịu, áp lực khiến con mất tập trung. Thêm nữa nếu con đạt được thành quả hoặc có thái độ tốt, hãy đừng tiếc lời khen hay những món quà nhỏ để khích lệ. Trường hợp trẻ thiếu tập trung, lười nhác khi học cần phải phê bình ngay để trẻ nhận được cái sai của mình. 

Rèn, điều chỉnh thái độ học tập

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm song cũng dễ dạy. Chỉ cần con hiểu rõ lợi ích của việc học sẽ tự mình tự giác hơn. Vì vậy khi con lười học, cha mẹ không nên dùng những lời nặng nề để mắng nhiếc hoặc chỉ trích. Thay vì vậy cần nhẹ nhàng nói chuyện để con hiểu cũng như chấn chỉnh lại thái độ học tập cua con. Có rất nhiều cách để giải quyết trong tình huống này như kể chuyện của chính bản thân hoặc một tấm gương nào đó về chăm chỉ học tập. Lưu ý là kể chuyện chứ không phải so sánh. 

Sau khi trẻ đã ý thức được học tập là việc quan trọng, chúng sẽ có thái độ tích cực hơn với các cách giáo dục của bố mẹ. Ngoài ra bạn cũng cần giữ thái độ cứng rắn để con sợ và tuân thủ theo đúng phương pháp học và thời gian biểu đã đề ra. Nói tóm lại muốn hiệu quả cần kết hợp sự nghiêm khắc cũng như nhẹ nhàng. 

Có thái độ thưởng & phạt đúng lúc, đúng mức

Thưởng và phạt đúng mức đúng lúc cũng là một cách giúp cải thiện tình trạng lười học ở trẻ nhỏ. Lưu ý cha mẹ có thể nhắc nhở con, phạt con nhưng không nên “nhắc đi nhắc lại” quá nhiều lần tránh tạo tâm lý chống đối, ghét bỏ cho trẻ. 

Nên có thưởng phạt rõ ràng để khích lệ bé

Trong trường hợp con bị cô mắng do không hoàn thành bài học, bố mẹ không nên bênh vực mà cũng cần đưa ra hình phạt phù hợp. Điều này sẽ giúp con thấy rằng: Cả bố mẹ và giáo viên đều không đồng ý với sự lười biếng của con. Lúc này con sẽ nhận thức được vấn đề cũng như phản hồi sửa đổi.

Có phạt ắt có thưởng, một lời khen đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp phát huy giá trị tốt nhất. Bố mẹ nên đưa ra phần thưởng và khen ngợi khi con đã có thành quả, tích cực, chủ động hơn trong học hành. Điều này sẽ giúp khích lệ chúng để đạt được kết quả học tập tốt hơn nữa. 

Phối hợp tốt với giáo viên

Nhà trường và gia đình chính là nền tảng của giáo dục trẻ nhỏ. Muốn đạt được hiệu quả tốt, cả hai bên cần phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với nhau. Theo đó bố mẹ cùng giáo viên nên trao đổi thường xuyên về tình hình và trạng thái học tập của bé. 

Đương nhiên với một đứa trẻ, chúng ta khó có thể kỳ vọng chúng sẽ luôn nhớ phải làm bài tập hay chú tâm vào họ. Tuy nhiên khi được bố mẹ và cô giáo nhắc nhở, điều này sẽ trở thành thói quen, việc phải làm hằng ngày của bé. Có như vậy việc giáo dục mới có thể đạt được kết quả như kỳ vọng. 

Một số vấn đề thường gặp khi dạy con lười học

Ngoài những phương pháp dạy con học, khá nhiều phụ huynh “sốt ruột” vì con lười học đã có cách xử lý không hiệu quả, thậm chí có phần tiêu cực. Một vài vấn đề thường gặp mà bạn cần chú ý như:

Dạy con học - Dễ hay khó - con lười học phải làm sao
Dạy con học – Dễ hay khó – con lười học phải làm sao

Can thiệp quá nhiều vào việc học của con

Vì quá lo lắng về tình hình học của con, bố mẹ thường có xu hướng can thiệp trong mọi môn học, giám sát nghiêm ngặt bài vở của con. Điều này vô tình khiến tình trạng học tập của con có phần “không như kỳ vọng” bởi cách giảng giải của bố mẹ có thể khác với cách làm của thầy cô giáo. Can thiệp như vậy sẽ khiến cô khó dạy con, đồng thời cũng tạo áp lực cho con trẻ. 

Ngoài việc tự mình giảng bài cho con, có rất nhiều cách làm khác giúp con hiểu vấn đề, bổ sung bài học. Đơn giản nhất là tự con sẽ hỏi lại thầy cô. Cách làm này vừa giúp con hoàn thiện đúng bài học vừa giúp bé mạnh dạn hơn. 

Nhắc con học thường xuyên

Bạn có hay nhắc con học bài không? Sau khi nhắc, con có hăng hái và hứng khởi làm việc không?

Thực tế có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc nhắc con học thường xuyên. Bởi ở lứa tuổi học sinh, phần lớn các bạn nhỏ thường bị thu hút bởi nhiều điều lý thú khác mà quên đi tập vở. Do đó khi được bố mẹ nhắc sẽ giúp bé chủ động học và làm bài tập. Một số khác cho rằng: Nếu bố mẹ thường xuyên nhắc con học bé sẽ hình thành tâm lý chỉ học khi được nhắc. Từ đó dẫn đến việc bé chỉ học khi được nhắc. 

Với vấn đề này, cả hai luồng ý kiến đều có những điểm hợp lý và bất hợp lý riêng. Theo đó, với những bạn học sinh nhỏ tuổi, gia đình và thầy cô có thể nhắc nhở bé học để đạt được hiệu quả tốt. Ở độ tuổi lớn hơn, chúng ta cần rèn luyện tính tự giác cho bé thay vì chờ đợi nhắc nhở. 

Quá chiều chuộng con

Nếu muốn con trở lên chăm chỉ và tự giác hơn, bố mẹ không nên quá chiều chuộng con. Điều này không đồng nghĩa với việc phụ huynh phải quát nạt hay thúc giục đòn roi để con ngồi vào bàn học. 

Không nên quá chiều chuộng con, giữ thái độ nghiêm túc trong việc học
Không nên quá chiều chuộng con, giữ thái độ nghiêm túc trong việc học

Thay vào đó chúng ta có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn để bé tự giác hơn trong việc học tập. Nhiều gia đình luôn nghĩ rằng việc chiều chuộng con không ảnh hưởng đến việc học của con. Tuy nhiên về lâu dài, không chỉ là sự tự giác, tính cách của con cũng sẽ phát triển theo hướng không tốt, tự coi mình là tâm điểm của vũ trụ.

So sánh

Chắc hẳn dù đã là bố mẹ, bạn cũng đã không ít lần là “nạn nhân” của việc so sánh. Liệu nó có đem đến hiệu quả khích lệ như mong muốn hay chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của mỗi người?

Mỗi con người chúng ta đều sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì thế khi khen ngợi, hãy chọn sự tiến bộ của con thay vì nói về điểm số. Điều này sẽ giúp trẻ nhỏ hào hứng và có động lực hơn. Tuyệt đối không nên lấy hình ảnh của bạn này, bạn kia hay bất kỳ ai để so sánh hay làm hình mẫu cho con trẻ bạn nhé!

Trên đây là cũng chính là câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc: Con lười học phải làm sao? Hy vọng những chia sẻ được tổng hợp trên đây có thể đưa đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích. 

Website đang chạy thử nghiệm