Chỉ số hạnh phúc là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người nhưng lại là một trong những chỉ số quan trọng của một số quốc gia. Cùng tìm hiểu những thông tin về chỉ số độc đáo này với bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Contents
Định nghĩa của chỉ số hạnh phúc là gì?
Chỉ số hạnh phúc (trong tiếng Anh là Happy Planet Index – HPI) là chỉ số được sử dụng để phản ánh về mức độ hạnh phúc của một nhóm, một cộng đồng người trên cơ sở là những kết quả đạt được của các tiêu chí thành phần trong một năm nhất định.
Chỉ số HPI cũng được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau như:
- HPI đo lường mức độ hạnh phúc của 1 người trong 10 lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (sẽ được đề cập ở các phần sau của bài viết này).
- HPI là công cụ khảo sát giúp đánh giá được mức độ hạnh phúc, phúc lợi, các khía cạnh của tính bền vững, khả năng phục hồi…
- HPI là dữ liệu thu thập được để đánh giá mức độ hạnh phúc của mọi người, đo lường mức độ hài lòng về cuộc sống, điều kiện sống.
- HPI xác định sự bất bình đẳng trong thu nhập, ý thức cộng đồng, phúc lợi, niềm tin vào chính phủ, nhà nước,…
Ý nghĩa của các chỉ số hạnh phúc là gì?
Chỉ số về hạnh phúc không quá quen thuộc và không phổ biến trong đời sống nhưng đây lại là một trong những chỉ số quan trọng với mỗi quốc gia:
- Đánh giá, nhận biết và nâng cao hạnh phúc của mỗi cá nhân, phúc lợi trong cộng đồng, bình đẳng kinh tế, công bằng xã hội, bền vững môi trường…
- Thúc đẩy xã hội thay đổi theo hướng tích cực hơn.
- Là nguồn dữ liệu cần thiết để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách,… có những kế hoạch phù hợp, nâng cao hạnh phúc của người dân.
Công thức tính chỉ số hạnh phúc
Chỉ số hạnh phúc HPI được tính theo công thức dựa vào tuổi thọ trung bình, sự hài lòng trong cuộc sống và chỉ số dấu ấn sinh thái như sau:
HPI = chỉ số hài lòng cuộc sống * tuổi thọ trung bìnhChỉ số dấu chân sinh thái EF |
Trong đó, dấu chân sinh thái EF là thước đo về nhu cầu liên quan đến diện tích đất, nước cần cho năng suất sinh học cơ bản, cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, là bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng và bao gồm cả khả năng chứa đựng, đồng hóa chất thải.
Chỉ số HPI theo thang điểm 0 – 100 và 89 điểm là mục tiêu được đặt ra mà mỗi quốc gia nên hướng đến. Dựa vào công thức tính HPI trên, người ta có thể tính toán được chỉ số hạnh phúc của các quốc gia trên thế giới để thuận tiện khi xếp hạng, đánh giá và hỗ trợ quá trình xây dựng cũng như điều chỉnh các chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp.
Chỉ số HPI của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (tính đến năm 2023) như sau:
- Singapore: Điểm hạnh phúc đạt 6.6 xếp thứ 25 trên thế giới.
- Malaysia: Điểm hạnh phúc đạt 6.0 xếp thứ 55 trên thế giới.
- Thái Lan: Điểm hạnh phúc đạt 5.8 xếp thứ 60 trên thế giới.
- Việt Nam: Điểm hạnh phúc đạt 5.8 xếp thứ 65 trên thế giới.
Theo báo cáo về chỉ số HPI này, Việt Nam đã tăng 12 bậc (từ vị trí 77 trong năm 2022 lên vị trí 65 trong năm 2023).
Tham khảo: MBTI là gì? Bạn thuộc nhóm tính cách nào trong MBTI?
Những khía cạnh được sử dụng khi đánh giá chỉ số hạnh phúc
HPI là chỉ số được rút ra từ khảo sát trên nhiều lĩnh vực, đánh giá mức độ hạnh phúc, hài lòng của con người trong:
Sự hài lòng với cuộc sống – thang Cantril
Theo đó, thang Cantril là công cụ giúp chúng ta đo lường được mức độ hài lòng với cuộc sống, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vị thế của mình trong cuộc sống, tạo thêm động lực để tiếp tục phát triển.
Chỉ số HPI cho phép đánh giá cảm xúc của chính mình để có thể đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.
Đánh giá chỉ số hạnh phúc theo sức khỏe tâm lý
Sức khỏe tinh thần cũng được xem trọng như sức khỏe thể chất bởi vì nếu chúng ta luôn bi quan về tương lai, không có mục đích, không hề cảm thấy tích cực,… thì chúng ta sẽ không thể hạnh phúc trọn vẹn được.
HPI với sức khỏe thể chất
Có một cơ thể khỏe mạnh chính là điều kiện đầu tiên để mỗi người có được hạnh phúc. Việc luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày góp phần nâng cao sức khỏe, đồng thời quá trình luyện tập cũng kích thích cơ thể sản xuất endorphin tự nhiên để nâng cao tâm trạng, giảm đau…
Cân bằng thời gian trong cuộc sống
Hãy biết cách để cân bằng giữa công việc, học tập và những thú vui, sở thích. Cân bằng thời gian trong chỉ số hạnh phúc sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta có nên sống chậm lại một chút hay là nên tập trung vào điều gì đó.
Học tập, nghệ thuật và văn hóa trong chỉ số HPI
Cơ hội học tập, thực hiện những điều trong sở thích, sở trường là nhân tố quan trọng trong việc tạo nên hạnh phúc. Lĩnh vực này giúp đo lường những trải nghiệm về sự phân biệt đối xử, cảm thấy tự ti, lo lắng,…
Cộng đồng trong chỉ số hạnh phúc
Cộng đồng là khía cạnh được dùng để đo lường về chỉ số HPI, đây có thể là những người sống xung quanh, bạn trong nhóm,… Cộng đồng là nơi chia sẻ suy nghĩ, nhận trợ giúp, hoặc đơn giản là thư giãn, vui chơi cùng nhau.
Các sự hỗ trợ
Một người có gia đình yêu thương, bạn bè ủng hộ, bạn đời thấu hiểu,… sẽ hạnh phúc hơn người thiếu một trong số những điều này. Cảm giác được chăm sóc, được yêu thương được xem là điều kiện cần thiết cho con người.
Môi trường sống
Cảm giác hạnh phúc cũng gắn liền cùng môi trường tự nhiên xung quanh ta. Khi tiếp xúc với thiên nhiên có thể tăng sự tập trung, cải thiện tâm trạng, mang lại sức khỏe, sự thư giãn…
Mức sống
Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chỉ số HPI của một quốc gia. Người ta sử dụng GPD để có thể đo được sự tăng trưởng, thịnh vượng của quốc gia đó.
Công việc
Nếu như bạn đang có một công việc lặp đi lặp lại nhàm chán, vì mục đích kiếm tiền cho cuộc sống thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ số HPI của chính bạn. Cho dù bạn là ai, làm gì thì hãy nhớ rằng một công việc trung hòa giữa trách nhiệm và đam mê sẽ thú vị và ý nghĩa hơn.
Lời kết
Chỉ số hạnh phúc được sử dụng để đánh giá mức độ hạnh phúc của con người trong một quốc gia và nó mang lại những điều đáng để chúng ta suy nghĩ. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về chỉ số HPI này. Đừng quên theo dõi Website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật các bài viết thú vị khác nhé!