Hiện nay, barrier tự động được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực,… Tuy nhiên, đối với những người mới tiếp cận với thiết bị này thì việc vận hành loại thanh chắn hiện đại này sẽ không khỏi gặp phải một số khó khăn.
Chinh vì vậy mà chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng barrier tự động qua bài viết dưới đây.
Barrier tự động
Contents
1. Barrier tự động là gì?
Đầu tiên để có thể biết được cách vận hành thì chúng ta cần nắm rõ barrier tự động là gì và có cấu tạo ra sao.
Thay vì sử dụng các thanh chắn với sức kéo thủ công thì như ngày trước thì hiện nay, tất cả mọi người đã chuyển sang sử dụng, lắp đăt barrier. Đây là một dạng thanh chắn giao thông vận hành tự động.
Những chiếc barrier tự động này có chức năng để phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự an ninh tại những khu vực công cộng có mật độ người qua lại, ra vào lớn nhue bệnh viện, nhà gửi xe, chung cư, trạm thu phí, cơ quan, các trung tâm thương mại,…
Dựa theo đặc thù về cấu tạo của thanh chắn mà trên thị trường hiện nay có 3 loại barrier tự động khác nhau:
- Barrier tự động cần thẳng: Đây là loại barrier tự động sử dụng dụng thanh chắn là một cần thẳng dài. Khi vận hành, thanh chắn vẫn giữ nguyên dạng. Những model này thường được sử dụng tại những khu vực rộng, không gian thoáng đãng như các khu công nghiệp, khu chung cư,…
- Barrier tự động cần gấp: Loại này giống như loại cần thẳng khi ở trạng thái đóng. Nhưng khi mở thì cần sẽ được gấp lại để tiết kiệm diện tích. Do đó mà chúng thường được dùng tại hầm gửi xe, trạm thu phí, các khu vực có diện tích nhỏ hẹp,…
- Barrier tự động rào chắn: Thay vì sử dụng thanh chắn như hai loại trên thì ở loại barrier này sử dụng rào chắn. Độ phân luồng tốt, đảm bảo an ninh trật tự cao nên được dùng nhiều ở các doanh trại quân đội, đặc khu kinh tế, cơ quan hành chính nhà nước,…
Những thanh chắn barrier mới nhất
Tuy được phân ra thành 3 loại riêng biệt nhưng cấu tạo của cả 3 loại barrier tự động này đều có cấu tạo gần tương tự nhau chỉ khác về phần thanh chắn:
- Thân barrier: hay còn được gọi là mô tơ, tủ barrier. Đây là bộ phận quan trọng nhất với khả năng cung cấp thông tin, kiểm soát hoạt động tổng thể của toàn bộ hệ thống rồi điều khiển hoạt động của các bộ phận khác. Trong thân barrier gồm nhiều chi tiết khác nhau như lò xo, bảng main, động cơ,…
- Thanh chắn: là một thanh kim loại dài từ 4 – 8m tùy loại. Một đầu được nối với thân barrier đầu còn lại đặt trên giá đỡ. Model rào chắn sẽ sử dụng rào thay vì thanh chắn thẳng.
- Các thiết bị khác: một số thiết bị phụ trợ như điều khiển từ xa, giá đỡ đầu cần, vòng cảm biến nhận diện xe,…
>>>Xem thêm: Cách sử dụng máy rửa xe mini đạt hiệu quả nhất
2. Cách lắp đặt và cách sử dụng barrier tự động:
Sau khi mua barrier về chúng ta cần tiến hành lắp đặt thì mới có thể vận hành được. Đâu tiên là chúng ta cần tiến hành lắp đế móng. Đổ một lớp bê tông với bề dày từ 30 – 50cm theo hình dạng của đế barrier.
Lắp đặt barrier tự động đúng cách
Lưu ý, chúng ta hàn trước 4 bu lông của barrier vào một miếng kim loại sau đó đổ bê tông lên. Đợi cho bê tông chết, chúng ta đặt barrier vào đế và bắt 4 bu lông lại cho chắc.
Tiến hành đấu nối dây nguồn với bảng main sau đó tiến hành cài đặt tần số, các thông số kỹ thuật cho barrier. Sau đó, tiến hành lắp thanh chắn vào thân barrie đồng thời lắp giá đỡ. Cuối cùng là chúng ta tiến hành căn chỉnh lò xo, nối nguồn điện, vòng từ,…
Cách sử dụng của thiết bị này cũng không hề quá khó khăn. Cách điều khiển gần như đã được thể hiện rõ ở trên điều khiển bàn cũng như điều khiển từ xa. Trên các thiết bị điều khiển sẽ có các nút đóng, mở, cài đặt thời gian,… Người dùng chỉ cần dựa vào đó là có thể vận hành được.
Đặc biệt, người dùng có thể tự cài đặt thời gian hạ cho thanh chắn này. Khi đến thời gian đã cài đặt, thanh chắn sẽ tự động đóng lại mà không cần sử dụng điều khiển, rất tiện lợi.
Với bài viết này, chắc hẳn quý vị sẽ không còn lo lắng về cách sử dụng thiết bị tự động này nữa. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp quý vị hiểu hơn về thiết bị tiện dụng này.