Thực hiện các biện pháp điều trị sớm là rất cần thiết để trẻ tự kỷ có được đa dạng kỹ năng, tự chăm sóc được bản thân và dễ dàng hòa nhập với xã hội. Bên cạnh việc điều trị với các bác sĩ thì ba mẹ cũng cần có trách nghiệm trong việc điều trị, dạy dỗ trẻ tại nhà để đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé!
Contents
Trẻ tự kỷ là gì?
Trẻ tự kỷ là tình trạng trẻ bị rối loạn phát triển hệ thần kinh, bị khiếm khuyết trong việc giao tiếp, tương tác với môi trường bên ngoài, có các mẫu hành vi, những sở thích rập khuôn và bị giới hạn. Trẻ tự kỷ khó hòa nhập xã hội, tự tách biệt mình với thế giới xung quanh, luôn sống trong thế giới riêng của mình.
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị nào khiến cho chứng tự kỷ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên đã có những phương pháp để giúp trẻ tự kỷ cải thiện được các chức năng, khả năng giao tiếp xã hội. Việc chữa tự kỷ ở trẻ được coi là thành công khi giúp được trẻ giảm thiểu các khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội, giảm các hành vi giới hạn, lặp lại đồng thời nâng cao khả năng độc lập trong mọi lĩnh vực.
Khi có con bị tự kỷ ba mẹ cần làm gì?
Trong hành trình chữa tự kỷ cho con sự đồng hành của ba mẹ là điều vô cùng quan trọng. Vậy khi có con bị tự kỷ ba mẹ cần làm gì để con phát triển tốt hơn? Dưới đây là những điều ba mẹ cần làm:
Cha mẹ cần làm gì khi có con bị mắc bệnh tự kỷ
Chủ động tìm hiểu về bệnh tự kỷ
Những phụ huynh có con không may bị tự kỷ nên tìm hiểu về các phương pháp điều trị, chủ động tham gia vào tất cả các buổi điều trị để có thêm nhiều kiến thức. Điều này cũng sẽ giúp ba mẹ đưa ra được quyết định dễ dàng và đúng đắn hơn về hành trình chữa tự kỷ cho con của mình.
Ba mẹ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân nào khiến con có hành vi khó kiểm soát; điều gì làm con bị căng thẳng hoặc bình tĩnh; nguyên nhân khiến con khó chịu/thoải mái… Khi nắm rõ những điều này sẽ giúp ba mẹ hiểu con đang bị ảnh hưởng bởi điều gì từ đó giải quyết vấn đề tốt hơn, phòng ngừa và thay đổi các tình huống rắc rối có thể xảy ra.
Hãy chấp nhận con, không so sánh con với đứa trẻ khác
Khi có con bị tự kỷ cha mẹ cần học các chấp nhận con thay vì tập trung vào sự khác biệt giữa con mình và những đứa trẻ khác. Các bậc cha mẹ cần vui vẻ với sự đặc biệt của con, cùng con ăn mừng những thành công đạt được dù lớn lao hay nhỏ bé. Tuyệt đối không so sánh con với những đứa trẻ khác. Bởi chỉ cần cha mẹ yêu thương con vô điều kiện, chấp nhận được con là đã giúp con rất nhiều trên hành trình vượt qua tự kỷ.
Hiện nay trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể có được một cuộc sống tốt hơn nếu có những phương pháp chữa trị đúng và được sự đồng hành của ba mẹ. Do đó những ba mẹ có con bị tự kỷ không nên vội vàng kết luận và từ bỏ. Trẻ tự kỷ vẫn có cả một hành trình dài để lớn lên và phát triển bản thân, khẳng định giá trị và vị trí của mình trong xã hội.
Tạo dựng môi trường sinh hoạt phù hợp
Việc tạo ra cho bé một môi trường sinh hoạt phù hợp là điều cần thiết. Ba mẹ cần biết rằng các bé bị tự kỷ không phù hợp với những môi trường nóng bức và đông người. Bé sẽ thoải mái hơn khi ở trong những môi trường mát mẻ. Đặc biệt ba mẹ nên hạn chế nhất đưa con tới những nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có áp suất không khí thấp (vùng núi) bởi ở đây dễ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não bé, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng.
Các cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả
Có thể nói gia đình là môi trường tốt nhất để trẻ tự kỷ học tập, rèn luyện các kỹ năng vì đây là môi trường quen thuộc của trẻ. Bên cạnh sự hỗ trợ của giáo viên, bác sĩ thì ba mẹ là người “thầy” tuyệt vời nhất. Do đó ba mẹ cần phải biết được cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà để thúc đẩy tiến độ điều trị của con. Dưới đây là một số phương pháp điều trị trẻ tự kỷ ba mẹ có thể áp dụng tại nhà để các bạn tham khảo:
Hỗ trợ trẻ tăng cường tương tác với bên ngoài
Học hỏi và thích nghi với môi trường là điều rất cần thiết với trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ tự kỷ. Điều đầu tiên mà gia đình có trẻ bị tự kỷ cần phải thực hiện đó là để cho trẻ không cảm thấy bản thân mình khác biệt, được đối xử khác với những đứa trẻ bình thường.
Cha mẹ hãy xem trẻ giống như những đứa trẻ bình thường, để cho trẻ được hòa nhập với thế giới bên ngoài. Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự kỷ trong việc nói chuyện. Khi trẻ thấy những người xung quanh chuyện trò sẽ có hứng thú, có động lực hơn trong việc giao tiếp với mọi người. Lúc này ba mẹ ở bên cạnh cần giúp trẻ giao tiếp theo mức độ phát triển của trẻ.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần giúp trẻ tương tác với sự vật và sự việc xung quanh khi đi ra ngoài. Ví dụ như:
- Trẻ đang trong quá trình học về các con vật, phương tiện giao thông ba mẹ nên đưa ra các câu hỏi để trẻ trả lời.
- Đối với trẻ đang ở giai đoạn học thể hiện nhu cầu của bản thân hãy dạy trẻ cách chỉ tay vào hướng muốn đi và gợi ý để trẻ nói ra điều mình mong muốn.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa như vậy cha mẹ có thể giúp cho trẻ tránh được việc ở nhà và thu mình quá mức. Đồng thời giúp trẻ mạnh dạn hơn với môi trường bên ngoài hơn, yêu thích việc khám phá tìm hiểu xung quanh hơn.
Gọi tên của trẻ thường xuyên
Việc thường xuyên gọi tên của trẻ sẽ giúp lôi kéo sự chú ý của trẻ và khiến cho trẻ nhận ra đó là tên của bản thân. Điều này còn giúp nâng cao khả năng phản ứng, đáp lại khi cha mẹ gọi.
Để tập cho trẻ quen với việc được gọi tên, ba mẹ nên gọi tên trẻ trước những sở thích của con. Tức là sau khi gọi tên con ba mẹ cần chỉ cho trẻ điều mà khiến trẻ thích thú hoặc thưởng cho con điều mà con thích khi con đáp lại. Như vậy dần dần trẻ sẽ hiểu mỗi lần cha mẹ gọi tên là có một điều gì đó rất thú vị cho mình, kích thích trẻ đáp lại lời cha mẹ. Điều này lặp lại nhiều lần sẽ hình thành được thói quen và những lần sau bé sẽ phản xạ nhanh hơn khi được gọi tên.
Giao tiếp bằng mắt với trẻ
Trẻ tự kỷ thường rất ngại việc giao tiếp bằng mắt với mọi người xung quanh. Do đó việc luyện tập được thói quen này cho trẻ là điều rất cần thiết. Khi có kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc tương tác với mọi người xung quanh, mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Để giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ thành công trước tiên bạn cần sử dụng những đồ chơi, đồ ăn hoặc những hoạt động mà con thích để kích thích con dùng mắt nhìn. Cụ thể, hãy đưa những vật đó đến gần với mắt của bạn hoặc thực hiện dán những hình ngộ nghĩnh lên trán bạn để thu hút sự chú ý của bé. Lưu ý, khi tập cho bé cách giao tiếp bằng mắt với mình ba mẹ nên ngồi vị trí ngang tầm mắt với bé để việc giao tiếp được diễn ra hiệu quả hơn.
Quan sát và tham gia chơi với trẻ
Quan sát con chơi, tương tác với đồ vật và cách con phản ứng với các tình huống sẽ giúp cho cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn việc trẻ muốn gì và có sở thích chơi như thế nào. Sau khi đã hiểu được con bạn hãy tham gia các hoạt động cùng con.
Với phương pháp này trẻ sẽ là người dẫn dắt cha mẹ vào các hoạt động. Cha mẹ chơi cùng, tương tác theo cách trẻ muốn từ đó tạo ra sự gắn kết, giúp cho mối quan hệ được gần gũi hơn. Sau đó ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ thêm những cách chơi mới, cách chơi các đồ chơi đúng chức năng hơn.
Tập cho trẻ sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp bằng lời nói có nền tảng từ hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ do đó cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả là ba mẹ giao tiếp với con bằng các hành động và cử chỉ. Ba mẹ cần tập quan sát để hiểu điều con muốn biểu đạt qua hành động và cử chỉ đồng thời khi giao tiếp với con ba mẹ cũng nên sử dụng các cử chỉ gần gũi, đơn giản.
Ba mẹ cần dạy trẻ nhận biết được gật đầu là đồng ý, lắc đầu là không đồng ý, đập tay để ăn mừng… Dần dần nâng cao hơn, dạy cho trẻ biết được các cung bậc và trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, nghi ngờ, bất ngờ…). Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần dạy cho trẻ cách biểu đạt những cảm xúc này trong các tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Đây sẽ là nền tảng rất tốt để nâng cao chất lượng giao tiếp của trẻ với mọi người.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản với trẻ
Cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà tiếp theo đó là sử dụng ngôn ngữ đơn giản để giao tiếp với trẻ. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ rất hạn chế do đó cha mẹ chỉ nên sử dụng những từ ngữ đơn giản và ngắn gọn để giúp trẻ dễ dàng nắm bắt được vấn đề. Tuyệt đối không sử dụng những câu từ phức tạp để tránh khiến trẻ bối rối, cảm thấy khó khăn và tự ti do không hiểu được.
Khi bắt đầu hãy nói câu thật ngắn kèm với hành động và khi trẻ đã quen thì tăng số từ trong câu lên. Điều này cho phép trẻ tự kỷ làm quen với từ ngữ mới một cách từ từ, dễ dàng vận dụng chúng trong giao tiếp hơn.
Tạo nhu cầu cho trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường rất ít khi thể hiện nhu cầu tương tác với mọi người xung quanh trừ khi trẻ thực sự rất cần sự giúp đỡ. Do đó một trong những cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà là ba mẹ tạo ra những môi trường, tình huống kích thích trẻ thể hiện nhu cầu của mình. Ví dụ như:
- Để đồ chơi, đồ vật mà bé yêu thích trong tầm nhìn nhưng lại ngoài tầm với của trẻ. Hãy chọn những vị trí thật thu hút để bé dễ dàng nhìn thấy nhưng lại khó với tới, lúc này bé sẽ nghĩ đến việc nhờ bố mẹ giúp đỡ.
- Để đồ vật bé thường chơi vào hộp trong suốt và khó mở. Sau sau một hồi bé không lấy được đồ mình muốn sẽ chủ động nói ra nhu cầu của mình với bố mẹ. Nếu bé không chủ động nói ba mẹ có thể nhẹ nhàng đến hỏi để bé trả lời và đưa ra yêu cầu.
- Đưa cho trẻ những đồ vật mà trẻ không thích để kích thích bé nói ra mong muốn của mình. Hoặc ba mẹ cho bé lựa chọn giữa đồ vật mà bé thích và không thích để bé nói.
- Không đưa tất cả đồ chơi cho trẻ ngay lập tức, hãy đưa từng món đồ 1 để để có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
- Không vội giúp đỡ con trong các tình huống khó, hãy đứng gần quan sát để bé có cơ hội chủ động nhờ mình giúp đỡ. Từ đó giúp bé hiểu được phải mở lời nhờ thì mới nhận được sự giúp đỡ, kích thích sự giao tiếp của bé với mọi người.
Dạy và làm mẫu cho trẻ
Trẻ bị mắc bệnh tự kỷ thường rất khó để học một điều gì đó bằng cách bắt chước. Do đó khi dạy con bất cứ điều gì ba mẹ cũng cần kiên nhẫn, chỉ dạy từng chút cách thực hiện điều đó. Đầu tiên ba mẹ cần làm mẫu nhiều lần cách chơi hoặc kỹ năng để trẻ quan sát và bắt chước theo. Nếu như trẻ vẫn không thể bắt chước được thì các bạn cần dạy trẻ từng bước một đến khi bé hoàn thành được việc đó.
Tiếp đến bạn để trẻ luyện tập cách chơi, kỹ năng bạn vừa dạy. Trong quá trình trẻ thực hành bạn vẫn cần ở bên cạnh nhắc nhở bằng lời và dùng hành động để hỗ trợ. Cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần bé sẽ ghi nhớ được cách chơi/cách thực hiện hành động. Ngoài ra sau mỗi lần làm thành công bạn nên khen thưởng bé bằng lời nói, hành động hoặc một món đồ để bé có động lực học thêm điều mới.
Tham gia hoạt động hàng ngày cùng bé
Cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà tiếp theo đó là không nên để trẻ nhàn rỗi. Các ba mẹ nên hướng dẫn cho trẻ những việc có thể làm, đặc biệt là những việc tự phục vụ bản thân như gấp quần áo, mang giày, lau mặt, rửa tay,… hoặc những công việc nhẹ phụ giúp các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần cho bé đi bộ nhiều lần trong ngày. Quãng đường đi bộ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như sức khỏe của trẻ. Một ngày nên chia ra làm nhiều lần đi bộ, tránh đi một lần quãng đường xa khiến trẻ mất sức, chán nản và sợ hãi việc đi bộ.
Dạy bé chơi trò chơi
Bên cạnh những cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà ở trên thì chơi với bé ba mẹ cần dạy và cho trẻ chơi hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn. Một số trò chơi, đồ chơi mà ba mẹ có thể chơi với bé tại nhà như:
- Chơi các trò hấp dẫn thị giác: Điểm mạnh của trẻ tự kỷ đó là học bằng thị giác. Những đồ chơi, đồ vật hấp dẫn về thị giác, có chuyển động, âm thanh và cần kết hợp vận động của tay là rất cần thiết cho trẻ tự kỷ. Một số ví dụ như thổi bóng xà phòng, chong chóng, lego, đàn gõ, …
- Đồ chơi, trò chơi giả vờ: Dạng đồ chơi, trò chơi này sẽ giúp phát triển khả năng tương tác ở trẻ. Ví dụ một số đồ chơi/trò chơi như thú bông, bộ dụng cụ nấu ăn, ô tô, trò chơi đóng vai…
- Đồ chơi, trò chơi vận động tinh: Điều này nhằm giúp phát triển kỹ năng vận động phối hợp tay mắt, bắt chước, sự kiên trì, điều hòa rối loạn cảm giác. Một số đồ chơi dạng này có thể kể đến như bảng từ, đất nặn, trò chơi nhặt/gấp/xé/bóc/kẹp đồ vật….
- Trò chơi tạo sự uyển chuyển: Có tác dụng là tạo ra không khí vui nhộn, tương tác và điều hòa vận động của trẻ. Ví dụ như hát các bài hát đồng dao kết hợp với các động tác cơ thể (Nu na nu nống, nhong nhong, kéo cưa, chi chành, dung dăng dung dẻ),bài hát về con vật kết hợp với các động tác…
- Trò chơi cảm giác: Những trò chơi này sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng và nhận định của trẻ sẽ được phát triển. Cha mẹ có thể đưa cho trẻ các đồ vật ở các trạng thái khác nhau để trẻ cảm nhận.
- Trò chơi có người (những trò chơi tham gia cùng người khác): Trẻ tự kỷ sẽ tương tác và hòa nhập với bạn bè tốt hơn thông qua các trò chơi có người ví dụ như trốn tìm, đuổi bắt, cưỡi ngựa, ú òa…
Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ ba mẹ cần biết
Bên cạnh các cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà thì ba mẹ cũng cần phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ tự kỷ cũng cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng độ tuổi giống như trẻ bình thường. Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ ba mẹ cần lưu ý thêm một số điều dưới đây, nhằm tránh những tác động không tốt từ những thực phẩm đến hệ thần kinh và sự phát triển thể lực của trẻ. Thông tin cụ thể như sau:
Những thực phẩm trẻ tự kỷ không nên ăn
Dưới đây là những loại đồ ăn, thức uống trẻ tự kỷ nên hạn chế ăn:
- Bột mì, bột ngũ cốc, đường, chất kích thích: Theo các nhà nghiên cứu thì những chất như gluten, carbohydrate, casein có nhiều trong ngũ cốc, bột mì, đường dễ làm trẻ tự kỷ bị kích thích. Khi sử dụng những thực phẩm này sẽ khiến hệ thần kinh của trẻ tự kỷ bị kích thích khiến trẻ có biểu hiện tăng động, cười hoặc phát cáu liên tục mà không rõ nguyên nhân.
- Sữa tươi có đường, các loại nước ngọt, nước có ga, cà phê: Trong những loại nước này có rất nhiều đường và phẩm màu, chất kích thích gây hưởng xấu đến thần kinh của trẻ. Thay vào đó có thể dùng sữa hạt, nước ép hoa quả
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại quả có múi (cam, chanh, bưởi…): Trong những loại quả này có các chất lên men, gây tích tụ nấm dễ khiến trẻ mất ngủ và không kiểm soát được hành vi.
- Hạn chế cho trẻ uống thuốc ngủ: Để hệ thần kinh của trẻ không bị kích thích ba mẹ nên hạn chế việc cho trẻ dùng thuốc ngủ. Thay vì cho trẻ uống thuốc ngủ ba mẹ có thể bổ sung những thực phẩm như chuối, trứng, cá, các bộ phận từ cây sen cho trẻ. Cùng với đó là có kế hoạch cho trẻ vận động để trẻ dễ ngủ hơn.
Những thực phẩm trẻ tự kỷ nên ăn
Những thực phẩm ba mẹ nên thêm vào thực đơn của trẻ tự kỷ như:
- Các thức ăn giàu omega 3: Dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ không thể thiếu được việc bổ sung axit béo omega-3 bởi chất này mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển não bộ và chức năng thần kinh của trẻ tự kỷ. Omega 3 có thể giúp trẻ tự kỷ giảm lo lắng, giảm hung hăng, giảm tăng động và kéo dài sự tập trung chú ý. Những thực phẩm giàu omega-3 có thể kể đến như cá thu, hạt lanh, hạt chia, cá hồi, cá trích, quả óc chó, hàu, cá cơm, đậu nành, súp lơ, bắp cải…
- Bổ sung đủ lượng vitamin D: Điều này sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại những tác nhân gây tổn thương cho DNA. Bên cạnh đó, vitamin D còn giúp giảm stress và giảm số lượng các cytokine viêm có trong não (đây là gây ra các rối loạn ở trẻ tự kỷ). Do đó bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cần có thể thêm các thực phẩm chứa vitamin D như: cá, trứng, nấm, tôm…
- Axit béo phospholipid: Màng tế bào thần kinh có thành phần cấu trúc chính từ axit béo phospholipid, tuy nhiên ở trẻ tự kỷ hàm lượng chất này lại thấp hơn bình thường. Vì vậy để cải thiện tình trạng tự kỷ cũng như điều chỉnh chức năng của màng tế bào thần kinh, cha mẹ cần cho trẻ tự kỷ ăn thực phẩm có chứa axit phospholipid. Chất béo này có nhiều trong thịt, trứng, dầu chiết xuất từ hạt và hải sản…
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề cách điều trị trẻ tự kỷ tại nhà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết được cách nuôi dạy và đồng hành cùng con tốt hơn.