5/5 - (1 bình chọn)

Máy chà sàn được sử dụng ngày càng phổ biến để vệ sinh, làm sạch những khu vực sàn rộng lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng cũng như bảo quản máy đúng cách. Để đảm bảo chất lượng máy cũng như hiệu quả làm sạch, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách sử dụng, bảo quản máy chà sàn đúng tiêu chuẩn ngay trong phần chia sẻ dưới đây nhé.

Contents

Cách sử dụng máy chà sàn đúng cách

Máy chà sàn là thiết bị chuyên dụng để vệ sinh, làm sạch các bề mặt sàn lớn. Hệ thống chổi tròn quay nhanh bên dưới giúp đánh sạch các vết bẩn dù là cứng đầu nhất. Hiện nay máy chà sàn có 3 loại là máy chà sàn đơn, máy chà sàn liên hợp đẩy tay và máy liên hợp ngồi lái. Nguyên lý vận hành của cả 3 loại máy là như nhau nhưng cách sử dụng có đôi chút khác nhau.

Cách bảo quản máy chà sàn

Bảo dưỡng máy chà sàn như nào cho đúng?

Cách sử dụng máy chà sàn đơn

Đây là loại máy chà sàn nhỏ, chuyên phục vụ các bề mặt sàn không quá lớn. Máy có thiết kế đơn giản cho nên cách dùng cũng đơn giản nhất. Cụ thể cách sử dụng máy chà sàn đơn:

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần phải dọn dẹp hết các vật dụng trên sàn để tránh quá trình vệ sinh bị gián đoạn.

Bước 2: Tiến hành lắp đặt bàn chải vào máy. Tùy vào nhu cầu làm sạch mà bạn có thể lựa chọn bàn chải cứng/mềm/pad đánh bóng. Chúng ta lật nghiêng máy chà ra sau, lắp bàn chải phù hợp vào đế máy sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ để siết chặt là được.

Bước 3: Sau khi đã lắp xong máy, chúng ta tiến hành pha hóa chất tẩy rửa với nước vào bình chứa theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Bước 4: Cắm điện, ấn công tắc để khởi động máy. Lúc này bàn chải sẽ quay do động cơ quay nhanh. Bạn cần bóp cần gạt nước trên tay cầm để xả hóa chất xuống sàn. Di chuyển máy từ từ, lần lượt để không bỏ lỡ sàn nhà. Sau khi đã làm sạch, bạn tắt máy, rút phích cắm điện rồi sử dụng máy hút bụi hoặc chổi lau để lau khô sàn vì máy chà sàn đơn không có chức năng hút nước.

Máy chà sàn đơn

Cách dùng máy chà sàn liên hợp đẩy tay

Dòng máy này không chỉ có chức năng chà sạch sàn mà còn có khả năng hút sạch nước thải trong quá trình chà sàn nhờ bàn hút được lắp phía sau máy. Do đó mà công việc trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian. 

Để sử dụng máy chà sàn liên hợp đẩy tay, chúng ta cũng cần phải dọn dẹp các vật cản trên sàn. Sau đó cũng lắp bàn chà tương tự như ở máy chà sàn đơn. Các bước trong cách dùng máy chà sàn liên hợp:

Bước 1: Pha hóa chất với nước theo tỷ lệ từ nhà sản xuất và đổ đầy bình chứa. 

Bước 2: Tùy vào loại máy của bạn là máy chạy bằng điện hay bằng bình ắc quy mà chúng ta sẽ cắm điện hay đặt bình ắc quy vào máy.

Bước 3: Vặn chìa khóa, khởi động máy. Bàn chải quay, chúng ta sẽ ấn nút để xả hóa chất xuống sàn, đồng thời bật động cơ hút nước để máy tiến hành gom, hút nước thải trong quá trình chà.

Bước 4: Người dùng đứng sau máy, đẩy nhẹ máy từ từ, lần lượt. Sau khi đã vệ sinh xong, chúng ta sẽ tắt động cơ chải trước, vẫn di chuyển máy khoảng 1 phút rồi mới tắt động cơ hút để máy có thể hút sạch nước thải.

Cách bảo quản máy chà sàn

Máy chà sàn liên hợp đẩy tay

Đổ bỏ nước thải cũng như hóa chất thừa trong cả hai thùng chứa, tháo dỡ các phụ kiện.

Cách dùng máy chà sàn ngồi lái

Những chiếc máy chà sàn ngồi lái la phiên bản nâng cấp của máy chà sàn liên hợp đẩy tay. Dòng sản phẩm này không chỉ có khả năng vừa chà vừa hút mà nó còn khắc phục tình trạng đẩy tay của người sử dụng. Thay vì đi sau máy, giờ đây người dùng sẽ ngồi trên máy điều khiển bằng “vô lăng” vô cùng tiện dụng. Đây cũng là dòng máy chà sàn có cách sử dụng phức tạp nhất. Để có thể sử dụng được loại máy này, người dùng cần phải được đào tạo bài bản.

Sau khi đã được đào tạo kỹ lưỡng thì cách sử dụng máy cũng không quá phức tạp.

Bước 1: Đầu tiên vẫn là dọn gọn các vật cản trên sàn.

Bước 2: Tiến hành lắp bàn chải phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Bước 3: Pha hóa chất theo tỷ lệ nhất định rồi đổ vào thùng chứa.

Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ máy một lượt. Người dùng am hiểu về máy sẽ ngồi lên để vận hành máy theo quy trình đã được học là được.

Bước 5: Sau khi vệ sinh xong, tắt máy, xả bỏ nước thừa, tháo phụ kiện.

Máy chà sàn ngồi lái có cách dùng phức tạp hơn

Cách bảo quản máy chà sàn đúng tiêu chuẩn

Sau khi tiến hành chà sàn xong thì chúng ta cần tiến hành bảo quản máy. Nếu bạn không biết cách bảo quản máy chà sàn thì có thể tham khảo những chia sẻ sau đây:

  • Ngay sau khi vệ sinh xong, chúng ta cần tắt máy, rút phích điện đối với những máy sử dụng điện lưới. Không để nước rơi vào phần đầu máy vì mô tơ đang còn nóng. Đợi một lát cho mô tơ nguội đi thì tháo chổi chà ra, xoay theo chiều kim đồng hồ là được. Bạn không nên để chổi chà trong máy khi không sử dụng. Vì áp lực từ sức nặng của mô tơ cũng như toàn máy sẽ dồn xuống bàn chải, lông chải bị đè ép xuống sàn trong thời gian quá lâu sẽ bị biến dạng.
  • Sau khi tháo bỏ bàn chải thì chúng ta cần vệ sinh bàn chải, pad đánh bóng. Với máy liên hợp, bạn cũng cần kiểm tra phần thanh gạt nước phía sau. Chúng có thể sẽ bị mắc bụi bẩn, lông tóc. Cần làm sạch lưỡi gạt để chúng có khả năng gom sạch nước trong những lần vệ sinh sau.
  • Đối với máy chà đơn thì nên xả bỏ hóa chất còn thừa trong thùng chứa. Còn máy chà liên hợp thì cần xả bỏ cả nước thải trong thùng chứa nước thải. Nhiều người thường tiết kiệm hóa chất còn thừa, không xả bỏ mà để lại trong thùng chứa để lần sau dùng tiếp. Thực tế, hành động này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng máy. Hóa chất để trong thùng dung dịch quá lâu đầu tiên là sẽ bị mất tác dụng. Ngoài ra, lượng hóa chất thừa trong thùng chứa có thể tạo gel lâu dần sẽ làm tắc nghẽn đường ống xả hóa chất.

Tháo bàn chải/pad sau khi chà sàn để vệ sinh

  • Cất giữ máy tại những nơi thoáng mát, khô ráo, không bị chiếu trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời. Nếu bạn để máy ngoài trời, không có mái che, khi mưa có thể gây hư hỏng máy. Nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài sẽ khiến vỏ nhựa của máy bị bạc màu, giòn và nhanh nứt vỡ.
  • Đối với những model sử dụng bình ắc quy thì chúng ta nên sạc đầy để đảm bảo cho những lần sử dụng sau. Đối với những máy sử dụng quá 30 phút thì bạn nên sạc sau khi sử dụng.

Cách bảo dưỡng máy chà sàn

Để đảm bảo cho thiết bị của bạn có thể vận hành ổn định, tuổi thọ lâu dài thì chúng ta cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy chà sàn định kỳ. Chúng ta có thể tham khảo các bước bảo dưỡng sau:

Bảo dưỡng bình ắc quy

Đây là đối với những máy chà sàn công nghiệp sử dụng bình ắc quy. Hiện nay có nhiều loại bình ắc quy khác nhau như loại ướt, khô, AGM,… mỗi loại lại có những yêu cầu bảo dưỡng khác nhau. Vì vậy điều quan trọng là phải biết loại pin nào trong máy của bạn và làm theo hướng dẫn.

Định kỳ kiểm tra bình ắc quy

Tuy nhiên, dù là loại bình ắc quy nào thì bạn cũng sẽ cần phải kiểm tra các cực của pin để đảm bảo không có hư hỏng hoặc bị ăn mòn đối với các dây cáp. Kiểm tra xem có bất kỳ điểm kết nối lỏng lẻo nào không. Một số bình ắc quy có thể bị bẩn, bị ăn mòn ở các cực, xuất hiện nhiều gỉ sét có thể khiến việc đấu nối không đạt hiệu quả tối ưu. Lúc này chúng ta cần phải làm sạch chúng. Hỗn hợp muối nở (baking soda) và nước là cách tốt nhất để làm sạch phần trên của bình ắc quy, nhưng hãy làm thật cẩn thận để dung dịch không thấm vào bên trong nhé.

Kiểm tra ống dẫn nước, tấm lọc

Máy chà sàn đơn sẽ có ống dẫn nước từ bình hóa chất xuống sàn, chúng ta cần kiểm tra xem chúng có bị tắc nghẽn hay không. Còn đối với máy chà liên hợp, chúng ta cần quan tâm đến phần ống mềm hút nước thải.

Bàn hút sẽ gom nước thái trên sàn lại, dưới tác dụng của lực hút từ mô tơ sẽ hút nước thải lên thùng chứa. Nếu như ống hút mềm bị nứt, vỡ thì áp lực không đủ, không hút được nước, nước thải bị rơi ra ngoài,… Do đó, nếu phát hiện ống hút bị hư hỏng thì cần thay mới.

Trong máy thường có bộ phận lọc để loại bỏ rác, bụi bẩn trong nước, tránh cho bụi bẩn theo nước đi vào máy. Người dùng cũng cần định kỳ kiểm tra bộ lọc, loại bỏ bụi bẩn.

Kiểm tra lá cao su tại bàn hút, ống dẫn mềm

Kiểm tra bàn chải, bàn hút

Sau mỗi lần chà sàn, chúng ta đều vệ sinh bàn chải. Nhưng điều này chưa đủ, chúng ta cần kiểm tra định kỳ hàng tháng, nếu phát hiện chúng bị mài mòn cao thì cần thay mới.

Còn đối với bàn hút, tại mặt tiếp xúc giữa bàn hút với sàn là lớp dây cao su. Chúng tạo ma sát để gạt sạch nước. Cũng chính lá cao su này bảo vệ sàn khỏi thanh gạt kim loại. Vì tiếp xúc với sàn tần xuất liên tục, chúng dễ bị mài mòn. Cho nên khi phát hiện lá cao su bị mòn thì cần thay mới để đảm bảo hiệu suất gạt nước cũng như bảo vệ sàn.

Bôi trơn bản lề và bánh xe

Máy chà sàn có nhiều khớp nối cụ thể như từ cần điều khiển với máy, khớp nối giữa bàn gạt với máy,… Để chúng có thể vận hành trơn tru thì người dùng cần tiến hành tra dầu nhớt chuyên dụng định kỳ vào khớp nối, bánh xe. Đừng để những khớp nối này bị rít, khô dầu, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành đấy.

Trên đây là một số thông tin khái lược về cách sử dụng cũng như cách bảo quản máy chà sàn. Tùy vào loại máy chà mà bạn sẽ có cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, dù là máy chà sàn nào thì cũng đừng quyên bảo quản máy tốt, bảo dưỡng định kỳ nhé.

Website đang chạy thử nghiệm