Hiện nay có rất nhiều những cụm từ, câu nói của giới trẻ trở thành “trend” sau đó được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội và cả trong đời thực. “Báo quá trời báo”, “báo thủ” là một trong số đó. Vậy bạn đã biết nghĩa của báo quá trời báo là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nghĩa của câu này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Giải nghĩa “báo quá trời báo” là gì?
Để hiểu được “báo quá trời báo” là gì chúng ta cần phải hiểu đúng nghĩa của từ “báo” trong câu này. Theo nghĩa thông thường “báo” là danh từ chỉ một loài động vật hoang dã hoặc khi là động từ trong “thông báo”, “dự báo”.
Tuy nhiên theo ngôn ngữ của gen Z thì từ “báo” không mang nghĩa như trên. Nghĩa mới của từ “báo” trong câu “báo quá trời báo” là chỉ người hoặc những hành vi “ăn hại”, khiến những người xung quanh thất vọng, thậm chí là phải chịu khổ lây.
=> Như vậy câu “báo quá trời báo” có nghĩa là quá vô dụng, quá ăn hại làm khổ những người xung quanh. Người trẻ dùng câu này để bình phẩm về một người, một tình huống trong cuộc sống để lại hậu quả khiến mọi người cảm thấy thất vọng, bất lực và thậm chí cần phải can thiệp để giải quyết.
Giải nghĩa một số cụm từ “báo” được giới trẻ sử dụng nhiều
Trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ thêm thông tin về một số cụm từ báo được sử dụng nhiều trên mạng xã hội để các bạn tham khảo:
- Báo thủ: Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ những người xấu tính. Không những không giúp đỡ người khác mà còn phá hoại, làm những việc gây ảnh hưởng đến lợi ích của mọi người xung quanh. Những hành vi xấu này thường lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất thường xuyên. Báo thủ không chỉ được sử dụng riêng cho người mà nó còn được sử dụng cho những con vật hư, thường có hành động quậy phá.
- Báo đời: Từ này được dùng để chỉ những cá nhân, tập thể không làm được việc gì có ích cho cuộc đời, xã hội và gia đình. Không chỉ vậy họ còn có những hành động gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Ví dụ như đua xe, đánh võng gây tai nạn giao thông….
- Suốt ngày chỉ báo: Được dùng để chỉ những đối tượng ăn chơi vô độ, có nhiều thói hư tật xấu, làm khổ cha mẹ, anh em, làng xóm hết lần này đến lần khác.
- Chỉ ăn rồi báo: Ám chỉ những người ham ăn, ham chơi lười làm. Họ thường là những con nghiện cờ bạc, rượu chè, lô đề,… Những thú vui của họ đem lại những món nợ lớn cho gia đình.
- Báo nhà, báo cha báo mẹ, báo con: Là những từ được dùng để chỉ những đứa con không tài cán, không chịu nỗ lực, suốt ngày chơi khiến bố mẹ phiền lòng. Thậm chí họ còn chửi cha đánh mẹ mình.
Làm gì để không để không trở thành “báo thủ”
Sau khi tìm hiểu nghĩa của “báo”, “báo quá trời báo” và “báo thủ” chắc hẳn bạn đã hiểu được rằng đây là việc không tốt đẹp và đem lại rất nhiều tác động xấu đến bản thân và mọi người xung quanh. Để không trở thành “báo thủ” của bố mẹ và xã hội các bạn cần phải rèn luyện trau dồi kiến thức và đạo đức của bản thân. Cụ thể những việc bạn cần làm để tránh xa con đường trở thành “báo thủ” có thể kể đến như:
Chăm chỉ học tập
Dù bạn có còn là học sinh, sinh viên hay không thì cũng cần phải chăm chỉ học tập. Việc học là việc cả đời, bạn không chỉ học ở trường lớp mà còn cần phải tự học từ sách, từ các trải nghiệm thực tế. Bởi việc học là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, quan điểm sống và sự nghiệp của bạn. Cụ thể như sau:
- Có nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn: Những người học tập chăm chỉ, không ngừng nâng cấp kiến thức, kỹ năng của bản thân sẽ luôn có nhiều cơ hội hơn người khác. Điều này giúp con đường sự nghiệp rộng mở đồng thời họ không dễ bị thời thế đánh bại.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực giúp chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Có kiến thức bạn sẽ giải quyết các vấn đề phiền phức của cuộc sống một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
- Đóng góp cho xã hội: Việc học tập giúp bạn có khả năng đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Ví dụ như có kiến thức để truyền dạy cho mọi người những kỹ năng hữu ích; nghiên cứu ra những bước tiến mới cho trồng trọt và sản xuất; có kinh tế để giúp người nghèo khó…
Tham gia các hội nhóm tích cực
Để không trở thành “báo thủ” các bạn còn cần tránh xa những điều tiêu cực, tham gia vào các hội nhóm tích cực. Môi trường và những người bạn tiếp xúc hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm sống, tính cách, hành vi của bạn. Do đó bạn cần tham gia vào những tập thể có các hoạt động lành mạnh như:
- Hội những người yêu sách
- Hội thiện nguyện ở các chùa
- Tham gia các khóa tu ở chùa, thiền viện
- Vào hội hiến máu của trường
- ….
Sống có kế hoạch và mục tiêu
Sống có kế hoạch và mục tiêu là cách hoàn hảo để bạn không trở thành một “báo thủ, báo gia đình, làng nước”. Bạn cần lập cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho mình. Lập kế hoạch là một trong những cách phát triển bản thân hoàn hảo. Từ bản kế hoạch được lên sẵn bạn sẽ trở thành một người luôn chủ động trong công việc và cuộc sống.
Bạn hãy bắt đầu, các bạn hãy thực hiện việc lập kế hoạch ngắn hạn với công việc, mục tiêu cần đạt được trong ngày. Đến cuối ngày, hãy dành chút thời gian để kiểm tra, đánh giá hiệu suất thực hiện các mục tiêu đã đề ra của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghi ra những cách khác nhau để khắc phục những mục tiêu bạn chưa đạt được. Sau khi đã hình thành thói quen lập kế hoạch ngắn hạn bạn hãy vạch ra các kế hoạch dài hạn với những mục tiêu lớn cho mình và thực hiện.
Có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh
Có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn tránh xa được những tệ nạn của xã hội, không đi vào con đường “báo thủ”. Cụ thể như sau:
- Ngủ sớm, dậy sớm để có tinh thần tỉnh táo cả ngày
- Tập thể dục mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh
- Ăn uống đúng giờ và đủ 3 bữa
Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Để không trở thành “báo thủ” bạn cần học cách chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình. Nếu bạn là người có lòng tự tôn cao, thì đây chính là thử thách với bạn. Những người luôn cho mình đúng sẽ nảy sinh ra cảm giác chán ghét, bài xích lời phê bình từ người khác, dễ dàng trở nên tiêu cực, thù đời.
Tuy nhiên nếu bạn biết lắng nghe, học hỏi từ những lời phê bình. Bạn sẽ có được kho tàng kiến thức, kỹ năng quý giá. Lắng nghe sẽ giúp bạn nhận ra lỗi sai bản thân và tìm cách khắc phục chúng.
Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy “báo quá trời báo” không mang ý nghĩa tích cực. Nó là câu để phê phán một đối tượng hoặc hành động nào đó gây hại đến những người xung quanh. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ nghĩa của câu nói này cũng như biết được cách để tránh xa con đường “báo” gia đình, làng xóm, đất nước.