5/5 - (1 bình chọn)

Chẳng phải một công trình hoành tráng hay kiến trúc mới lạ, thác Bản Giốc Cao Bằng là địa điểm được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thuần khiết động lòng người với không gian trong lành, tiếng chim ca, thác đổ và âm thanh núi rừng. Tất cả những tạo cho thác Bản Giốc vẻ đẹp riêng, độc nhất vô nhị.

Ngắm nhìn thác Bản Giốc Cao Bằng
Ngắm nhìn thác Bản Giốc Cao Bằng

Contents

Đôi nét về thác Bản Giốc Cao Bằng

Thác Bản Giốc năm tại xã Đàm Thủy của huyện Trùng Khánh, thành phố Cao Bằng. Địa danh này nổi tiếng với dòng suối và thác tự nhiên xuyên quốc gia lớn nhất thế giới. Không những mang vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, đó còn là niềm tự hào của người dân vùng biên giới.

Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Từ chân thác được chia làm 2 phần, bên trái là thác phụ thuộc chủ quyền Việt Nam. Bên phải là thác chính thuộc về Trung Quốc.

Có lẽ một trong những điều tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thác Bản Giốc chính ở dòng chảy. Thay vì chảy thẳng từ trên xuống dưới, thân thác có thêm các mô đất, chia tầng như cầu thang khiến nước chảy tạo thành nhiều dải. Nhìn từ xa, cả thác nước như một dòng sông trắng xóa dựng đứng giữa đất trời. Xen giữa đó là màu xanh của cỏ cây, hoa lá.

Du lịch Thác Bản Giốc nên đi vào mùa nào? Di chuyển như thế nào?

Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm cùng địa hình đón gió, cảnh sắc ở thác Bản Giốc mùa nào cũng đẹp. Mỗi mùa nơi đây lại có nét quyến rũ riêng. Vậy nên ghé thăm thác Bản Giốc vào mùa nào? Cách thức di chuyển ra sao?

Thác nước hùng vĩ - Kiệt tác của tạo hóa
Thác nước hùng vĩ – Kiệt tác của tạo hóa

Thời điểm thích hợp để ghé thăm Thác Bản Giốc

Thời tiết Cao Bằng được chia làm 2 mùa đặc trưng là mùa khô và mùa mưa. Đây cũng là một trong những lý do tạo nên sự khác biệt về cảnh sắc và thời tiết của vùng đất này. Tùy vào sở thích bạn có thể ghé thăm thác Bản Giốc vào các thời điểm sau:

Từ tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm thác Bản Giốc đón mưa rào. Lượng mưa lớn khiến dòng chảy của thác mạnh hơn, bọt tung trắng xóa cả đất trời. Đây là thời điểm du lịch lý tưởng nếu bạn muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Từ tháng 9, thác Bản Giốc bước vào mùa thu với tiết trời mát mẻ và khô ráo, khá thuận tiện cho việc di chuyển, thăm thú. Đặc biệt nếu ghé thăm vào tháng 10, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội thác Bản Giốc vô cùng sôi động với những nét văn hóa đặc trưng của người dân Cao Bằng.

Vào cuối thu, đầu đông, cả không gian thác được nhuộm sắc đỏ, vàng quyến rũ. Đây là thời điểm hoàn hảo nhất để chiêm ngưỡng dòng sông Quây Sơn với làn nước xanh ngọc lãng mạn.

Sông Quây Sơn với làn nước ngọc trong xanh
Sông Quây Sơn với làn nước ngọc trong xanh

Mùa khô của thác Bản Giốc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Thời điểm này khung cảnh Bản Giốc vốn đã yên bình nay còn tĩnh lặng hơn nhiều. Thật khó để diễn ra khung cảnh tuyệt vời của Bản Giốc vào mùa khô. Đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời với màu xanh của cây cỏ cùng màu vàng của lúa chín. Tất cả tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn, đậm chất thơ.

Tham khảo: Bức xạ điện từ là gì? Phân loại, tác hại và cách phòng tránh

Cách di chuyển đến thác Bản Giốc Cao Bằng

Để di chuyển đến thác Bản Giốc, du khách có 2 lựa chọn là xe khách và tự đi xe máy. Chi tiết như sau:

  • Xe khách

Nếu lựa chọn xe khách, bạn chỉ cần bắt xe từ Hà Nội đến Cao Bằng tại bến xe khách Mỹ Đình. Xe bắt đầu di chuyển từ 8 giờ tối và giá vé khoảng 180.000 VNĐ/vé.

  • Xe máy tự túc

Là một tín đồ yêu thích phượt và trải nghiệm, di chuyển bằng xe máy lên thác Bản Giốc cũng là trải nghiệm rất đáng để thử một lần trong đời.

Phượt Cao Bằng bằng xe máy
Phượt Cao Bằng bằng xe máy
  • Từ Quốc lộ 1: Du khách di chuyển theo hướng Hà Nội, Thất Khê, Trùng Khánh và cuối cùng là Bản Giốc.
  • Từ Quốc lộ 3: Bạn có thể di chuyển theo hướng Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Trùng Khánh và điểm cuối là Bản Giốc.

Ghé thăm thác Bản Giốc có những hoạt động thú vị gì?

Nếu chưa có kế hoạch làm gì, chơi gì khi đến thác Bản Giốc, bạn có thể tham khảo một vài đề xuất dưới đây!

Bạn đã sẵn sàng du lịch thác Bản Giốc?
Bạn đã sẵn sàng du lịch thác Bản Giốc?

Ngồi thuyền ngắm thác nước

Đến thác Bản Giốc, bạn hãy thử ngồi thuyền máy và ngắm nhìn dòng thác chảy xiết trắng xóa. Ngắm nhìn từng khối nước lớn đổ xuống dòng sông phẳng lặng, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hoang dại cùng sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, đất trời.

Check in sống ảo mọi góc

Dạo gần đây những hình ảnh về thác Bản Giốc nói riêng, Cao Bằng nói chung đã và đang được nhiều bạn trẻ chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội. Từng góc ảnh đẹp một cách hoàn hảo khiến bất kỳ ai đều khó có thể rời mắt. Do đó nếu có cơ hội ghé thăm địa điểm xinh đẹp này đừng quên check in để lưu giữ kỷ niệm cũng như chia sẻ với bạn bè, người thân nhé!

Check in thác Bản Giốc
Check in thác Bản Giốc

Cắm trại

Cắm trại ngay cạnh thác nước là một trong những trải nghiệm tuyệt vời. Đây cũng là một trong những hoạt động “hot” được nhiều khách du lịch lựa chọn khi đến đây. Còn gì tuyệt vời hơn việc được cùng bạn bè, người thương ngắm nhìn khung cảnh núi rừng yên bình, thác nước hùng vĩ, thưởng thức ly rượu hay cốc cà phê ấm nóng phải không nào!

Điểm nhanh các món ngon đặc sản khi du lịch thác Bản Giốc

Ngoài nổi tiếng với những khung cảnh có 102, ẩm thực Cao Bằng cùng rất gì và này nọ. Dưới đây là một vài món đặc sản nổi tiếng mà bạn có thử trong chuyến ghé thăm sắp tới của mình.

Cá trầm hương nướng

Người ta thường nói: Đến thác Bản Giốc mà chưa ăn cá trầm hương nướng thì quả là lãng phí chuyến đi. Cá trầm hương là loài cá sống dưới chân thác. Thế nhưng vài năm trở lại đây du lịch ngày càng phát triển, cá trong hồ ngày càng ít.

Cá trầm hương nướng siêu ngon
Cá trầm hương nướng siêu ngon

Cá trầm hương nướng là món ăn đặc sản mà bạn chỉ có thể ăn khi đến thác Bản Giốc Cao Bằng. Loài cá này thường ăn rễ cây trầm hương ven hồ và bơi lội dưới dòng thác chảy xiết. Có lẽ vì vậy mà thịt khá chắc, ngọt và phảng phất mùi trầm hương. Cá trầm hương được nướng với nhiều loại rau và gia vị cho hương vị hoàn hảo, chinh phục bất kỳ thực khách nào!

Vịt quay 7 vị

Đúng với tên gọi của món ăn, vịt quay 7 vị được tẩm ướp bằng 7 gia vị truyền thống của Cao Bằng cho hương vị độc đáo không đâu có được. Vịt chín đều với màu vàng đẹp mắt, bóng bảy và thơm mùi mật ong. Chính sự kết hợp của 7 loại gia vị khác nhau giúp cho món vịt quay thêm bội phần hấp dẫn.

Bánh trứng kiến

Vào mùa khô, khoảng tháng 4 hoặc tháng 5, người Tày sẽ vào rừng lấy trứng kiến về làm bánh. Bánh trứng kiến là món ăn đặc trưng của người dân nơi đây với nguyên liệu bao gồm: Lá non của cây vả, bột nếp, trứng kiến đen béo ngậy.

Bánh trứng kiến - Bạn đã thử?
Bánh trứng kiến – Bạn đã thử?

Bánh trứng kiến có vị khá “độc lạ” với phần bột nếp mềm dẻo, thơm mùi lá vả cùng vị béo ngậy của trứng kiến. Đây cũng là món quà được nhiều du khách lựa chọn làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

Bánh khảo

Bánh khảo là món bánh được nhiều khách du lịch yêu thích tại Cao Bằng. Bánh được làm bằng nguyên liệu chính gồm: Gạo nếp, vừng, lạc, mỡ lợn và đường phèn. Khi ăn chúng ta có thể cảm nhận rõ mùi thơm của bột nếp, vị bùi của lạc và vị ngọt của đường phèn cùng chút béo ngậy từ mỡ lợn. Sự hòa quyện hoàn hảo cho hương vị khiến nhiều người nhớ mãi không thôi.

Bánh cuốn Cao Bằng

Bánh cuốn Cao Bằng khác hoàn toàn với bánh cuốn dưới xuôi. Thay vì được ăn với nước mắm và chả, bánh cuốn Cao Bằng ăn với nước ninh xương thơm, ngọt thanh và béo ngậy. Phần vỏ bánh cũng được tráng thủ công khá mỏng, mềm và dẻo. Nhân bánh khá đa dạng có trứng, mộc nhĩ và thịt băm.

Bánh cuốn Cao Bằng siêu mê
Bánh cuốn Cao Bằng siêu mê

Bánh cuốn ăn cùng nước ninh xương nghe thì có vẻ không “hợp vị” cho lắm. Tuy nhiên ngay khi thử miếng đầu tiên, bạn sẽ phải bất ngờ bởi hương vị tuyệt vời của món ăn này.

Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám Cao Bằng cũng là một trong những món ăn dân giã mà bạn có thể thử nếu có cơ hội ghé thăm. Khi tiết trời sang thu, người dân nơi đây sẽ lên rừng hái quả trám về làm xôi trám.

Không phải món ăn với hương vị bùng nổ như vịt quay 7 vị hay cá nướng, xôi trám là món ăn gia đình của người dân Cao Bằng. Xôi khá dẻo với mùi hương đặc trưng của quả trám.

Xôi trám Cao Bằng độc lạ
Xôi trám Cao Bằng độc lạ

Bánh bún rán giòn

Đây là món ăn khá “độc lạ” ngay từ chính cái tên. Bánh được làm từ bột làm bún nên được gọi là bánh bún. Phần bột được rán giòn rụm với màu vàng đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon. Bánh được ăn kèm với nước mắm. Đây là một sự kết hợp khá độc đáo mà bạn có thể thử cho chuyến đi của mình!

Gợi ý một vài địa điểm hay ho gần thác Bản Giốc

Quanh khu vực thác Bản Giốc, có khá nhiều địa điểm “hay ho” mà bạn có thể tiện ghé thăm trong chuyến đi của mình như::

Chùa Phật Tích Trúc Lâm

Ngôi chùa Phật Tích Trúc Lâm chỉ nằm cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Đây là nơi thờ của anh hùng Nùng Trí Cao. Ông là một nhân vật lịch sử, biểu tượng của văn hóa ở thế kỷ 11. Không những là địa điểm du lịch tâm linh, cầu bình an, may mắn, đây cũng là vị trí “đắc địa” để ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh thác Bản Giốc từ xa.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm
Chùa Phật Tích Trúc Lâm

Di tích Pác Bó – Suối Lê Nin

Trong thời kháng chiến, Cao Bằng là một trong những căn cứ địa quan trọng của nước ta. Hang Pác Bó và suối Lê Ninh chính là hai địa điểm nổi tiếng được nhắc nhiều trong văn thơ thời kháng chiến. Đây là nơi Bác Hồ đã từng sống, làm việc và chỉ đạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ghé thăm di tích cách mạng này, du khách có thể tham quan một vài địa điểm như hang Cốc Bó, Bo Bam, Lũng Lạn, Ngườm Vài, nhà tưởng niệm Bác, núi Các Mác, suối Lê Nin, suối Nậm,…

Hồ Thang Hen

Bên cạnh thác Bản Giốc là hồ Thang Hen. Đây là hồ nước hình thoi vô cùng độc đáo, nằm giữa lòng của núi rừng Tây Bắc. Bao quanh hồ là rừng cây xanh mướt cùng các khối núi đá lớn tạo nên cảnh sắc hùng vĩ, tuyệt vời.

Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen

Tham quan hồ Thang Hen, du khách có thể chiêm ngưỡng hình ảnh vách núi và tán cây soi bóng dưới mặt hồ. Nơi đây được nhắc đến như chiếc gương khổng lồ với vẻ đẹp hoang sơ mà kỳ vĩ. Hồ Thang Hen có màu xanh ngọc bích vô cùng đẹp. Dù ghé thăm vào thời gian nào, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hoàn mỹ nhất.

Động Ngườm Ngao

Đây là tên gọi được đặt theo tiếng của dây tộc Tày với ý nghĩa là hang hổ. Động có 3 cửa là Bản Thuôn, Ngườm Ngao và Ngườm Lồm với chiều dài 2000m. Đi sâu vào bên trong du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vô cùng huyền bí với các lớp thạch nhũ óng ánh. Bên cạnh đó là những dải nhũ đá mọc ra từ trên cao với nhiều hình thù độc đáo.  

Khám phá đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục nằm giữa huyện Hòa An và Trà Lĩnh. Đây được đánh giá là con đèo đẹp nhất từ Phổ Lũng đến Tà Nùng. Để đến được đỉnh đèo, du khách phải đi qua 7 vòng dốc với đường đi hẹp và quanh co. Dọc đường đi bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tận hưởng khung cảnh núi rừng hùng vĩ, không khí trong lành.

Khám phá đèo Mã Phục
Khám phá đèo Mã Phục

Tham quan làng Phúc Sen

Làng Phúc Sen là khu du lịch sinh thái nổi tiếng của huyện Quảng Yên, Cao Bằng. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Nùng An với nghề rèn truyền thống.

Ghé thăm làng Phúc Sen, du khách có thể đi bộ quanh làng, ngằm nhìn và tìm hiểu quy trình làm ra các sản phẩm rèn của người dân nơi đây. Thêm nữa những nét đẹp về văn hóa, trang phục dân tộc hay lối sống, cách sinh hoạt của người dân bản địa cũng là điều khiến du khách đặc biệt thích thú khi được trải nghiệm và tìm hiểu.

Làng hương Phia Thắp

Vài năm trở lại đây làng Phia Thắp với du lịch cộng đồng ngày càng được đẩy mạnh phát triển. Đây là làng nghề làm hương lâu đời, nổi tiếng của mảnh đất Cao Bằng. Ghé thăm làng quê xinh đẹp này, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành cũng như tìm hiểu về cuộc sống của làng nghề đặc trưng.

Bên cạnh phát triển du lịch, đây cũng là cách để tăng cường truyền bá thương hiệu, sản phẩm của làng nghề với đông đảo du khách, người dân gần xa. Từ đó nâng cao đời sống, phát triển kinh tế và xã hội cho bà con tại vùng quê này.

Làng hương Phia Thắp
Làng hương Phia Thắp

Làng đan lạt Bồng Sơn

Làng Bồng Sơn là địa điểm có phong trào cách mạng từ rất sớm. Đồng thời nơi đây cũng nổi tiếng với nghề đan lạt được lưu truyền qua bào đời. Các sản phẩm được người dân chế tác vô cùng đa dạng như: Dậu đựng gạo, cót lạt, giường nằm, lồng nhốt gia cầm hay các món đồ gia dụng dùng trong gia đình,…

Các gia đình tại làng Bồng Sơn coi nghề đan lạt là nghề phụ với tính chất gia truyền. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đan lạt vẫn được đồng bào dân tộc tại làng Bồng Sơn gìn giữ và phát triển, bảo tồn qua bao đời. Đó không chỉ là kế sinh nhai mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc của người dân nơi đây.

Thác Bản Giốc là điểm đến du lịch khá “hot” trong vài năm trở lại đây. Với phong cảnh núi non kỳ vĩ cùng những nét ẩm thực, văn hóa độc đáo, nơi đây ngày càng được mọi người biết đến và ghé thăm rộng rãi. Trên đây là tổng hợp các hoạt động, địa điểm du lịch cùng ẩm thực độc đáo của Cao Bằng. Mong rằng có thể đưa đến cho bạn những gợi ý thú vị trong chuyến ghé thăm sắp tới!

Website đang chạy thử nghiệm