Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là vấn đề về tinh thần mà rất nhiều người đều đang phải “đấu tranh” hằng ngày. Không những ảnh hưởng đến tâm lý, căn bệnh này còn gây ra rất nhiều bất tiện và cản trở cho cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên phần lớn mọi người đều không quá để tâm đến sức khỏe tinh thần khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách chữa trị như thế nào?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một vấn đề về tâm lý phổ biến
Contents
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay OCD là một dạng của rối loạn tâm thần. Theo đó người bệnh luôn có cảm giác và suy nghĩ lặp đi lặp lại (ám ảnh) thôi thúc họ phải thực hiện một vài hành vi (cưỡng chế). Đặc biệt hầu hết suy nghĩ của người bị OCD đều bị “thổi phồng” hơn so với thực tế theo xu hướng tiêu cực mặc dù chính họ cũng không mong muốn điều này.
Đặc điểm chung của hội chứng ám ảnh cưỡng chế là người bệnh hoàn toàn nhận thức được sự bất thường trong suy nghĩ và hành động của mình. Song dù cố gắng như thế nào họ cũng không thể kiểm soát được chúng. Lâu dần gây ra nhiều tổn hại cho chính bản thân và mọi người xung quanh.
Ví dụ: Những người OCD luôn có xu hướng quan sát mọi thứ và cố gắng giữ cho chúng sạch sẽ. Điều này trở thành nỗi ám ảnh của họ khiến họ luôn ở trong trạng thái muốn dọn dẹp, chú ý từng chút một để đảm bảo rằng nhà luôn sạch sẽ.
Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Những người mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng lặp đi lặp lại hành động và suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Điều này có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu, dù vậy mọi người đều không thật sự quan tâm đến nó. Thực ra ranh giới của bị bệnh và không bị bệnh khá mong manh, tùy vào mức độ rối loạn. Để nhận biết bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu dưới đây!
Số lượng người trẻ bị OCD ngày càng lớn
Rửa tay quá kỹ
Người bệnh OCD luôn bị ám ảnh về vi khuẩn trên tay và những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy họ thường có xu hướng rửa tay và lau chùi kỹ lưỡng, sợ hãi mầm bệnh lây lan.
Đặt ra nguyên tắc khi dọn dẹp
Không chỉ “nghiện” dọn dẹp nhà cửa, những người OCD còn có nguyên tắc riêng và buộc mình phải thực hiện theo nguyên tắc đó. Do vậy dù có mệt mỏi như thế nào nếu đã bắt đầu họ sẽ hoàn thiện công việc dọn dẹp trước khi bắt tay làm việc khác.
Luôn muốn kiểm tra mọi thứ
Người bệnh cũng có thói quen kiểm tra mọi thứ một cách thường xuyên. Họ luôn cảm thấy sự bất an nên việc kiểm tra liên tục sẽ giúp mang đến cảm giác an toàn phần nào đó.
Có khả năng tổ chức
Dù là một căn bệnh về tâm lý, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng những người thuộc nhóm OCD có khả năng tổ chức và sắp xếp mọi thứ vô cùng tốt. Dù vậy chính sự bất an và “ám ảnh” trong suy nghĩ sẽ gây ra nhiều rắc rối cho chính bản thân họ và những người cộng tác. Để giải quyết các vấn đề, họ gần như không có thời gian để nghỉ ngơi. Thêm nữa việc chi tiết quá mức sẽ gây khó khăn cũng như làm chậm tiến độ công việc.
Người bị OCD có khả năng tổ chức sự kiện rất tốt
Luôn có ám ảnh về những con số
Những người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bị ám ảnh bởi các con số. Chúng sẽ khiến họ rơi vào trạng thái lo lắng, bất an. Tình trạng này kéo dài liên tục sẽ gây căng thẳng, gây ra nhiều tổn thương tâm lý cũng như phiền phức cho mọi người xung quanh.
Đặt kỳ vọng cao về sự bảo đảm
Ở trong trạng thái bất an và lo sợ quá lâu, những người mắc OCD thường không tự tin vào các quyết định của mình. Họ có xu hướng hỏi mọi người xung quanh về các quyết định của bản thân. Có thể họ cho rằng việc làm theo ý kiến của người khác sẽ giúp mình an tâm hơn.
Luôn dằn vặt về các mối quan hệ
Trong các mối quan hệ, người OCD luôn lo lắng và bất an. Họ sợ làm tổn thương đối phương nên luôn muốn biết suy nghĩ của người khác. Khi phải đối mặt với xung đột giữa mọi người, đồng nghiệp hay bạn bè, người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, bất an và nhận lỗi về bản thân.
Người bệnh dễ cảm thấy bất an trong các mối quan hệ
Cực kỳ ghét soi gương
Người mắc OCD thường không thích soi gương bởi đa phần họ thường dễ mắc phải các hội chứng mặc cảm về ngoại hình. Đặc biệt họ thường không tin vào những lời khen từ mọi người và luôn cảm thấy bản thân từ khi sinh ra đã có ngoại hình không được đẹp.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dĩ nhiên tương ứng với đó cách chữa trị cũng sẽ có sự khác biệt. Việc hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chữa trị cũng như phòng tránh.
Yếu tố truyền
Mặc dù các nhà khoa học chưa có công bố chính thức một gen cụ thể nào gây ra chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế song các nghiên cứu đều chứng minh rằng căn bệnh này có thể xuất phát do di truyền. Cụ thể người bệnh có nguy cơ mắc OCD cao hơn nếu gia đình hạt nhân (Bố, mẹ, anh, chị hay em ruột) có người mắc OCD. Tỉ lệ sẽ cao hơn nếu người thân đó bị bệnh vào giai đoạn khi còn nhỏ hoặc thiếu niên.
Nhiễm trùng thần kinh có liên quan tới liên cầu ở trẻ em
Trẻ em bị nhiễm trùng thần kinh liên quan đến liên cầu cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh. Các triệu chứng biểu hiện có thể bao gồm cả OCD kèm theo dấu hiệu của nhiễm liên cầu như sốt phát ban hay viêm họng,…
Tuổi thành niên có nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế khá cao
Bất thường sinh hóa thần kinh
Sự bất thường trong chuyển hóa CSTC (cortico-striato-thalamo-cortical) ở vỏ não và thùy trán cũng là nguyên nhân làm thay đổi dopaminergic cùng serotonergic. Điều này cũng sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân được kể trên, căn bệnh OCD cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên do như:
- Thay đổi hormone đột ngột
- Chấn thương tâm lý
- Căng thẳng, stress quá lâu.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có phải bệnh tâm thần? Liệu có gây nguy hiểm?
Không gây ra nhiều tổn thương bên ngoài cho cơ thể, tuy nhiên rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng phá hủy sức khỏe tinh thần. Hơn hết nếu không được điều trị, hậu quả của nó vô cùng lớn.
Hậu quả của rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Không chỉ đơn thuần là nỗi ám ảnh, những người bị OCD thường khó kiểm soát hành động và suy nghĩ. Vì vậy có thể gây ra tổn thương cho chính bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Người bị ám ảnh cưỡng chế gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống
- Những người bị OCD rất dễ gặp phải mặc cảm về ngoại hình. Đây là nguyên nhân dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực thậm chí là gây đau khổ, ảnh hưởng đến giao tiếp và các mối quan hệ.
- Phần lớn người bị ám ảnh cưỡng kế đều đi kèm với nỗi sợ và lo âu về xã hội. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ bao gồm cả tình yêu và hôn nhân. Họ rất dễ nảy sinh nghi ngờ và nỗi bất an với mọi người, kể cả bạn đời của mình.
- Sống trong nỗi bất an, ám ảnh và sợ hãi, người bị OCD rất dễ dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tỷ lệ tự tử của người mắc OCD cao hơn nhiều so với người bình thường. Đó là khi tâm lý của họ bị dồn ép tới đường cùng đến mức ngạt thở, không thể chịu được nữa. Lúc này bệnh nhân sẽ lựa chọn rời bỏ cuộc sống.
Khi nào bệnh nhân OCD cần đi gặp bác sĩ
Có thể thấy nếu không được phát hiện và chữa trị, từ những nỗi ám ảnh nhỏ bé căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vậy khi nào người mắc hội chứng OCD cần đi khám bác sĩ?
Nhờ sự tư vấn, trợ giúp của bác sĩ tâm lý
- Ngay khi nhận thấy mình hoặc người thân đang dành nhiều thời gian hơn để thực hiện một công việc hoặc hành vi mang tính cưỡng bức.
- Có xu hướng tránh né, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Thường xuyên xuất hiện suy nghĩ muốn tự sát.
- Có dấu hiệu của các bệnh như trầm cảm, rối loạn ăn uống,…
Các phương pháp chữa trị OCD
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khởi phát ở nhiều độ tuổi, phổ biến nhất là từ 15 đến 25 độ C. Trong đó nam giới có thể phát bệnh sớm hơn song tỷ lệ nữ giới mắc OCD thường cao hơn. Tùy vào tình trạng bệnh, chúng ta sẽ có cách chữa trị khác nhau. Cụ thể dưới đây là một vài phương pháp chữa OCD được áp dụng.
Điều trị bằng thuốc
Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách uống thuốc. Dù không xóa bỏ hoàn toàn được những bất thường trong suy nghĩ tuy nhiên nó sẽ giúp kiểm soát tình hình hình bệnh tốt hơn.
Uống thuốc để duy trì sự ổn định trong suy nghĩ và hành vi
Dùng liệu pháp tâm lý
Áp dụng liệu pháp tâm lý sẽ giúp thay đổi suy nghĩ, xu hướng hành vi của bệnh nhân. Thông qua đó hướng họ tới những điều tích cực hơn trong cuộc sống. Hiện có 2 liệu pháp tâm lý được sử dụng là:
- Liệu pháp hành vi
Bao gồm 2 kỹ thuật trong đó: Một là giúp người bệnh tự bộc lộ, chia sẻ suy nghĩ cũng như nỗi sợ hãi để giải tỏa căng thẳng. Hai là dùng các biện pháp chuyên môn để hạn chế và ngăn chặn các hành vi mang tính cưỡng chế đồng thời ngăn hình thành luồng suy nghĩ gây ám ảnh.
- Liệu pháp nhận thức
Được dùng với mục đích giúp người bệnh đánh giá được suy nghĩ, sợ hãi và hành động của chính bản thân mình. Từ đó bản thân bệnh nhân sẽ có nhận thức và điều chỉnh khi vượt mức bình thường.
Tiếp nhận các liệu pháp tâm lý
Biện pháp tự cải thiện
Đây là biện pháp chữa trị theo hướng tự nhiên. Tức là để tự người bệnh cải thiện tại nhà thông qua các thói quen tốt. Ví dụ như:
- Thường xuyên tâm sự với bạn bè và người thân để được động viên, giúp đỡ, tránh suy nghĩ tiêu cực, dồn ép mình.
- Nên tập ghi chép suy nghĩ và hành động của mình để có thể tự ý thức cũng như điều chỉnh.
- Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ. Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của mỗi người.
- Nên đi ra ngoài, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng.
- Tập thể dục và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
- Duy trì uống thuốc kết hợp với các biện pháp giảm căng thẳng (Thiền, tập hít thở, yoga,…) để duy trì sự tích cực trong suy nghĩ.
Biện pháp phòng ngừa rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được hiểu là một loại bệnh về tâm thần mãn tính. Hiện số lượng người mắc OCD ngày càng lớn với đủ mức độ từ nhẹ đến nặng. Vậy làm sao để bảo vệ bản thân và mọi người trước căn bệnh tinh thần đáng sợ này?
Làm sao để phòng tránh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)?
- Mỗi người nên tìm hiểu rõ về căn bệnh này để hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu phát bệnh cũng như tình trạng tinh thần của bản thân.
- Có thể chủ động tham gia các nhóm sức khỏe tinh thần, tiếp xúc với người đã bị bệnh để giúp họ mạnh mẽ hơn. Đồng thời có thêm cho mình kinh nghiệm đối phó và chữa trị bệnh OCD.
- Duy trì các thói quen lành mạnh từ ăn uống, tập luyện đến giải tỏa stress để nâng cao sức khỏe tinh thần của chính bản thân mình và đem đến sự tích cực cho mọi người xung quanh.
- Chủ động quản lý các vấn đề mà mình đang gặp phải. Hạn chế “phóng đại” mọi thứ theo hướng tiêu cực.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế – Một trong những vấn đề về tâm lý phổ biến ở giới trẻ hiện nay. Bằng cách hiểu rõ về nguyên nhân, cách chữa trị cũng như các dấu hiệu phát bệnh, mọi người có thể chủ động đối mặt, đấu tranh chiến thắng căn bệnh này. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh này!