Rate this post

Tư duy phản biện là từ khóa đang rất được chú ý trong một thời gian trở lại đây. Đặc biệt trong bối cảnh internet và các công cụ tìm kiếm ngày càng phát triển mang đến đa dạng các nguồn tham khảo trong mọi lĩnh vực. Thông qua đó đưa ra góc nhìn đa chiều, kích thích tư duy sáng tạo và sự phát triển của cả cá nhân và tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì? Làm sao để phát triển tư duy phản biện của giới trẻ hiện nay?

tu-duy-phan-bien-la-gi

Tư duy phản biện là gì? Có cần thiết cho công việc & cuộc sống?

Contents

Phản biện là gì? Tư duy phản biện là gì?

Có rất nhiều luồng ý kiến về phản biện và tư duy phản biện cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó có thể mang lại. Bạn hiểu phản biện là gì? Tư duy phản biện là gì?

Phản biện có phải là tranh cãi?

Phản biện là việc đưa ra lập luận và chứng cứ để đối luận hoặc bác bỏ với một quan điểm, ý kiến hoặc tuyên bố nào đó. Đương nhiên để tăng tính thuyết phục bạn cần cung cấp được lý do, bằng chứng cũng như thông tin thực tế nếu muốn sửa hay bác bỏ một quan điểm hiện tại.

Trong phản biện thường người ta sẽ tập trung hơn vào việc xây dựng lập luận một cách mạnh mẽ dựa trên các chứng cứ đã được kiểm chứng. Muốn vậy bạn cần phải có khả năng phân tích, diễn đạt rõ ràng và suy luận logic. Mục tiêu chính mà phản biện hướng tới chính là tạo ra một cuộc thảo luận mang tính thuyết phục, có giá trị để làm sáng tỏ hoặc thay đổi một vấn đề, quan điểm nào đó. Điều này khác biệt hoàn toàn với định nghĩa tranh cãi mà mọi người vẫn thường nhầm lẫn.

ren-luyen-tu-duy-phan-bien

Phản biện là gì?

Bạn hiểu thế nào về tư duy phản biện?

Tư duy phản biện hay Critical Thinking được hiểu là quá trình tư duy phân tích để đưa ra những lập luận, đánh giá hợp lý. Tất cả những điều này đều được bắt đầu từ các câu hỏi tại sao, như thế nào, làm thế nào hay bằng cách gì,…

Về cơ bản tư duy phản biện sẽ được xây dựng dựa trên lý tưởng trí tuệ phổ quát. Trong đó bao gồm: Sự rõ ràng, chính xác, đúng đắn, bằng chứng vững vàng, sự phù hợp, sâu sắc, lập luận và công bằng. Do vậy trước khi đưa ra bất kỳ ý kiến hay luận điểm nào bạn cần phải xem xét thật kỹ các yếu tố liên quan đến tư duy tiềm ẩn như: Giả định, vấn đề, mục đích, hệ quy chiếu, ý nghĩa và hậu quả.

Các loại tư duy phản biện phổ biến

Hiện tư duy phản biện được chia thành 2 loại là tự điều chỉnh và ngoại cảnh. Để có cái nhìn tổng quát về cả hai loại này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết qua phân tích dưới đây!

Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Tư duy phản biện tự điều chỉnh tức là chúng ta có thể tự ý thức và đánh giá đúng hoặc sai cho các ý kiến mang tính chủ quan. Từ đó cân bằng và điều chỉnh nội tâm của mình để phản bác, phản hồi lại những điều đó. Đây là tiền đề cho quá trình tự hoàn thiện và nâng cao kỹ năng phản biện của bản thân.

Tư duy phản biện ngoại cảnh

Mỗi người đều sẽ có cách suy nghĩ, góc nhìn và lập luận khác biệt. Vì vậy việc có nhiều ý kiến, quan điểm lệch nhau là điều không thể tránh khỏi. Tư duy phản biện ngoại cảnh chính là giải pháp giúp xử lý các vấn đề đó. Quá trình giải quyết được diễn biến theo 3 bước.

ren-luyen-tu-duy-phan-bien

Phản biện giúp mang đến những góc nhìn mới mẻ cho vấn đề

  • Nhận thức: Mỗi người muốn hình thành tư duy phản biện ngoại cảnh cần phải nhận thức được vấn đề cũng như sự khác biệt giữa những nhận thức đó. Sau đó tổng hợp lại các quan điểm và ý kiến của mọi người xung quanh.
  • Đánh giá: Dựa trên bảng tổng kết, xem xét toàn bộ những ý kiến của chính bản thân và người khác. Từ những thông tin được thu thập được để đưa ra đánh giá khách quan, đúng đắn nhất.
  • Phản biện vấn đề: Sau khi đã có đánh giá của riêng mình về vấn đề chung, dựa vào quan điểm và ý kiến cá nhân để phản biện lại những thông tin chưa chính xác, sai lệch và chốt lại vấn đề.

Có thể thấy tư duy phản biện ngoại cảnh giúp chúng ta tổng hợp và đánh giá dựa trên ý kiến, quan điểm của chính cá nhân và mọi người xung quanh dưới cái nhìn tổng quát và khách quan nhất. Từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề đúng đắn và lành mạnh.

6 cấp độ của tư duy phản biện

Không đơn thuần là thu thập thông tin, đánh giá và đưa ra phản biện, tư duy phản biện được nghiên cứu và phát triển dưới nhiều cấp độ. Bằng cách hiểu rõ các cấp độ này, chúng ta sẽ có cho mình cái nhìn đúng đắn và quy trình phát triển nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Cấp độ 1: The Unreflective Thinker

Đây là cấp độ thấp nhất tức là những người không có tư duy phản biện. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thể phản ánh, theo đuổi ý kiến, suy nghĩ của bản thân mà phần lớn đều dựa vào ý kiến của người khác. Những người ở cấp độ 1 thường có xu hướng bất đồng, thiếu khả năng phân tích vấn đề, đưa ra suy nghĩ và lựa chọn của mình.

loi-ich-tu-duy-phan-bien

Tư duy phản biện mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích

Cấp độ 2: The Challenged Thinker

Những người ở cấp độ cấp độ thứ 2 đã có nhận thức về tầm quan trọng của phản biện và tư duy phản biện. Đồng thời họ cũng nhìn nhận rõ thiếu sót của bản thân và có ý thức khắc phục nó bằng cách đưa ra những quan điểm, góc nhìn khác nhau. Mặc dù vậy sự tập trung và chính xác không cao, không đem lại hiệu quả quá lớn.

Thậm chí nhiều người ở cấp độ này ngộ nhận rằng mình thông minh, sâu sắc hơn người khác trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Tư duy này sẽ ngăn cản sự phát triển và những nỗ lực rèn luyện nếu muốn phát triển lên những cấp độ tiếp theo.

Cấp độ 3: The Beginning Thinker

Đạt tới cấp độ 3, mỗi cá nhân đều đã dần có khả năng chủ động kiểm soát hành vi, suy nghĩ của mình trong phạm vi rộng lớn hơn. Họ có thể hiểu được suy nghĩ của mình, tìm được hạn chế, những điểm mù để khắc phục các vấn đề này.

Không chỉ vậy ở cấp độ này, họ cũng bắt đầu có định hướng và các tiêu chuẩn cao hơn với sự rõ ràng, tính chính xác và logic của luận điểm, luận cứ. Họ dần có phản ứng nhanh nhạy hơn trước những phản hồi từ những người cùng tham gia. Từ đó điều chỉnh suy nghĩ và quan điểm bản thân theo hướng hoàn thiện hơn.

Cấp độ 4: The Practical Thinker

Đạt được cấp độ 4 trong tư duy phản biện, mọi người có thể dễ dàng nhận thức và chỉ ra được thiếu sót của bản thân. Đồng thời họ có thể tự phát triển các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề của mình.

tu-duy-phan-bien-cua-gioi-tre

Bạn có đang rèn luyện tư duy phản biện?

Những người có cấp độ tư duy ở mức này luôn có thói quen làm việc, suy nghĩ có kế hoạch và phát triển, xử lý chúng một cách bài bản, có hệ thống và phương pháp. Từ đó gia tăng khả năng tư duy, kiểm soát và phản biện.

Cấp độ 5: The Advanced thinker

Đạt đến cấp độ 5, mọi người gần như sử dụng tư duy phản biện như một thói quen khi nhìn vào bất kỳ vấn đề nào của cuộc sống. Họ có thể dễ dàng phát hiện ra những định kiến trong suy nghĩ, sự hiểu biết của mình từ quan điểm của người khác. Phần lớn họ đều là người đặc biệt nghiêm khắc trong việc tự phê bình bản thân. Bên cạnh đó họ luôn đặt ra những kế hoạch hoàn thiện cho chính bản thân mình.

Cấp độ 6: The Master Thinker

Đây là cấp độ cao nhất khi mà tư duy phản biện đã được hình thành như một phản xạ của não bộ. Những người đạt tới cảnh giới này thường có tư duy cực cao trong việc kiểm soát, quyết định và xử lý thông tin. Không chỉ vậy họ luôn không ngừng nâng cao khả năng tư duy của bản thân thông qua việc nâng cao ý thức. Dù vậy trong thực tế, con người khó có thể đạt đến cấp độ này.

Vì sao nên rèn luyện và phát triển tư duy phản biện?

Không thể phủ nhận tư duy phản biện đem đến rất nhiều lợi ích trong cả công việc, học tập và sự phát triển của suy nghĩ, nhận thức. Đó cũng là lý do nó luôn được đề cao trong bất kỳ các lĩnh vực, công việc nào. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển tư duy phản biện dưới đây!

phat-trien-tu-duy-phan-bien

Phát triển tư duy phản biện là điều cần thiết

Đối với trẻ nhỏ

Phát triển và rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ nhỏ đang là hoạt động được các bậc bố mẹ chú trọng, đầu tư. Bởi nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bé trong quá trình phát triển, giải quyết vấn đề, hình thành các mối quan hệ và cách đối mặt với trở ngại, khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ vậy bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi đòi hỏi bé phải có tư duy nhanh nhạy, nâng cao tính sáng tạo và độc lập của bé. Đây cũng chính là thách thức, bài học để bé phát triển tốt, toàn diện.

Đối với người lao động, sinh viên, du học sinh

Ngày nay bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, năng lực học tập hay ngoại ngữ, khả năng phản biện cũng là một điểm cộng lớn trong các cuộc phỏng vấn xin việc, xin học bổng, du học. Bởi sự kết hợp giữa kiến thức trong sách vở cùng tư duy phản biện nhanh nhạy sẽ giúp phát triển vấn đề đúng hướng, mang lại nhiều giá trị hơn so với các lối mòn trước đó.

Không chỉ vậy, phần lớn những người có tư duy phản biện đều khá thành công trong giao tiếp. Họ có nhiều mối quan hệ lành mạnh, ít bị chi phối bởi áp lực, stress và đặc biệt là quyết đoán, tự tin trong các quyết định của mình.

Đối với các cá nhân 

Ngoài những lợi ích trong học tập và công việc, tư duy phản biện cũng mang đến nhiều giá trị cho cuộc sống của bạn. Nhờ đó mọi người có thể đưa ra những phân tích, đánh giá và quyết định dựa trên nhiều khía cạnh để có lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất.

ren-luyen-tu-duy-phan-bien-co-can-thiet-khong

Tư duy phản biện giúp mang đến nhiều cơ hội 

Mặt khác phát triển tư duy phản biện cũng giúp tăng khả năng trình bày và sự logic trong suy nghĩ, cách thức triển khai. Đây là một lợi thế lớn giúp bạn dễ dàng thành công trong cả công việc và cuộc sống.

Đối với doanh nghiệp

Bối cảnh toàn cầu hóa vừa là thời cơ và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp. Trong đó việc đào tạo hay sở hữu đội ngũ nhân lực có tư duy phản biện chính là một trong những lợi thế vượt trội về con người. Bởi đây là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số, cải thiện năng suất cũng như sự hài lòng của khách hàng để trở thành đơn vị đi đầu trên thị trường.

Cách rèn tư duy phản biện

Cũng như những kỹ năng khác, để nâng cấp khả năng tư duy phản biện, mỗi người cần có sự rèn luyện liên tục theo nhiều cách khác nhau. Vậy làm sao để nâng cao khả năng phản biện? Dưới đây là một số phương pháp hữu ích giúp bạn trở nên sắc bén, nhanh nhạy hơn.

Phân tích thông tin, chọn lọc khi tiếp nhận

Nếu bạn vừa được chia sẻ, tiếp nhận một thông tin hoặc một điều gì đó, thay vì tin tưởng làm theo ngay hãy phân tích thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Bằng cách nghiên cứu, “làm việc” với thông tin được tiếp nhận sẽ giúp chúng ta có thể đánh giá khách quan về sự việc để có quyết định đúng đắn.

Trong quá trình phân tích thông tin, hãy bổ sung thêm dữ liệu nếu cần. Tuy nhiên cần chọn lọc từ các nguồn chính thống, tránh các nội dung ẩn danh sẽ làm lệch hướng phân tích ban đầu, có thể gây tranh cãi.

thuc-hanh-tu-duy-phan-bien

Hãy chủ động phân tích luồng thông tin được tiếp nhận

Rèn luyện khả năng lắng nghe

Tư duy phản biện không chỉ đơn giản là những lý luận sắc bén mà còn được thể hiện ở thái độ và cách suy nghĩ, tiếp nhận sự việc. Vì vậy trong quá trình thực hành, rèn luyện bạn nên học cách lắng nghe người khác và không phán xét. Trong một số trường hợp chúng ta nên nhìn nhận vấn đề từ vị trí của người khác để đưa ra phản biện mang tính tích cực, thuận lợi cho cả đôi bên. Việc “cố chấp” với quan điểm của mình chỉ khiến cuộc tranh luận đi vào bế tắc, không giúp ích được cho chính bạn cũng như mọi người xung quanh.

Xem xét ở nhiều khía cạnh

Với cá tính và cách suy nghĩ riêng, khi đối mặt với vấn đề mọi người sẽ có các quan điểm khác nhau. Có thể là đồng thuận hoặc khác biệt. Trong các cuộc phản biện, chính sự khác biệt giữa các ý kiến giúp chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều phương diện cho hiệu quả tốt hơn.

Do đó trước mọi thông tin hoặc sự việc, vấn đề nào, hãy cố gắng nhìn nhận chúng ở nhiều khía cạnh và góc độ. Thay vì trói buộc bản thân theo lối mòn có sẵn, việc phát triển tư duy theo nhiều cách nhìn không chỉ thú vị mà còn giúp ích rất nhiều cho quá trình phân tích, ra quyết định.

nang-cao-tu-duy-phan-bien

Xem xét vấn đề ở nhiều góc độ

Đánh giá chính mình

Một trong những phần quan trọng nhất để rèn luyện tư duy biện luận chính là tự phê bình chính mình. Bằng cách nhìn nhận lại bản thân sẽ giúp bạn phát hiện được những điểm mạnh và yếu của mình. Từ đó đúc kết kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển mình trở thành phiên bản tốt nhất. Ngược lại nếu chỉ chú trọng vào phản biện mà không tự phê bình sẽ dẫn đến tình trạng tự coi mình là đúng, dễ mắc sai lầm trong quá trình phân tích, đưa ra phương hướng phát triển.

Nâng cao kỹ năng giao tiếp

Muốn phản biện tốt, bạn cần đặc biệt chú ý nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân. Hiểu đơn giản khi trình bày ý kiến, quan điểm của mình với thái độ tự tin, lưu loát và biết cách dẫn dắt, mọi người theo dõi sẽ dễ dàng thấu hiểu những điều mà bạn muốn truyền tải tốt hơn.

Đặt nhiều câu hỏi mở

Khi chuẩn bị bước vào một cuộc phản biện, phần lớn mọi người đều muốn phần trình bày của mình trở nên “hùng hồn” hơn trước đám đông. Tuy nhiên điều này thường không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Thay vào đó bạn nên bắt đầu bằng những câu hỏi mở, xoáy sâu vào vấn đề, luận điểm mà mình muốn đề cập đến. Kết hợp với đó hãy đưa ra phân tích logic cùng bằng chứng khách quan để trình bày một cách rõ ràng quan điểm của mình, tránh gây hiểu lầm, khó hiểu, khó theo dõi.

sach-tu-duy-phan-bien

Nên chủ động đặt câu hỏi mở

Gợi ý những cuốn sách tư duy phản biện hay, thú vị

Thuật ngữ tư duy phản biện hẳn đã không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất, các cấp độ cũng như việc rèn luyện, thực hành, bạn cần nắm được một lượng kiến thức lớn. Dưới đây là một số cuốn sách khá thú vị về tư duy phản biện mà bạn có thể tham khảo!

Tư duy nhanh và chậm

Đây được đánh giá là một cuốn sách kinh điển về tư duy phản biện mà bạn nhất định phải thử đọc một lần. Theo bạn một căn bệnh với tỷ lệ tử vong là 10% và một căn bệnh có tỷ lệ sống sót lên tới 90%, bệnh nào nghiêm trọng hơn? Thực tế cả hai trường hợp này đều có cơ hội vượt qua như nhau. Tuy nhiên rõ ràng kịch bản thứ 2 khiến con người ta cảm thấy “dễ thở” hơn so với con số 10% kia.

Đây là một ví dụ điển hình cho hiệu ứng đóng khung. Trong cuốn sách này Kahneman đã trình bày một cách hấp dẫn và sâu sắc về những bộ óc phi lý trí. Dưới giọng văn tao nhã, anh ấy tóm tắt suy nghĩ của con người theo 2 hướng đối lập để chỉ rõ tư duy phản biện giữa chúng.

sach-tu-duy-phan-bien-hay

Tư duy nhanh và chậm

Bạn không thông minh lắm đâu

Bạn có tin rằng mình là một người lý trí, mọi quyết định đều dựa trên logic và tách biệt tình cảm? Sự thật mọi người đều có xu hướng “thổi phồng” sự thông minh của mình lên. Cuốn sách “Bạn không thông minh lắm đâu” của blogger nổi tiếng David McRaney đã làm rõ cho chúng ta về những quyết định, suy nghĩ đều đi kèm với một câu chuyện mà chính chúng ta tự kể, tự giải thích. Đa phần những câu chuyện này đều không có thật.

Mỗi chương của cuốn sách đều giúp người đọc cảm nhận rõ về sự bất lực, thành công và sự ảo tưởng về tính minh bạch. Nghe thì có vẻ khó hiểu song cuốn sách mang đến cho người đọc những góc nhìn vô cùng mới mẻ và sâu sắc.

Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật

Đây là một cuốn sách khá hay ho với cách tiếp cận mới mẻ về tư duy phản biện. Dựa trên các ví dụ và cách diễn giải của tác giả, chúng ta có thể hiểu rõ từng bước của quá trình tư duy phản biện. Từ đó có thêm kinh nghiệm trong việc đặt câu hỏi, đưa ra phân tích và sự chủ động trong tư duy.

sach-tu-duy-phan-bien-thu-vi

Kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật

Nghệ thuật tư duy rành mạch

Đã bao giờ bạn ở trong những trường hợp:

  • Đầu tư thời gian và công sức song kết quả đạt được không xứng đáng?
  • Tiếp tục làm dù biết nó có hại cho bản thân.
  • Bán hoặc mua cổ phiếu quá sớm hoặc khi đã muộn.
  • Tự coi mình thành công nhưng nếu thất bại sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Đây đều là những ví dụ về thành kiến nhận thức và những sai lầm đơn giản trong suy nghĩ hằng ngày. Tuy nhiên khi biết chúng là gì chúng ta hoàn toàn có thể tránh, xử lý khi gặp phải. Điều này sẽ được phân tích rõ trong cuốn sách “Nghệ thuật tư duy rành mạch”.

Tại bài viết trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu rõ về tư duy phản biện, các cấp độ và cách để thực hành, rèn luyện. Không thể phủ nhận đây là một kỹ năng cần thiết để phát triển và thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào từ cuộc sống, công việc, học tập. Mong rằng những thông tin được tổng hợp tại bài viết có thể mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về chủ đề này!

Website đang chạy thử nghiệm