Rate this post

Tam bảo là một thuật ngữ của đạo Phật mà nếu không tìm hiểu thì sẽ rất khó hiểu được một cách cặn kẽ. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Tam bảo và Quy y Tam bảo nhé!

tam bảo là gì - Máy Rửa Xe Công Nghiệp
Bạn có biết tam bảo là gì hay không?

Contents

Tam bảo có nghĩa là gì?

Tam bảo là một danh từ Hán Việt được dịch nghĩa như sau: Tam nghĩa là ba, còn “bảo” trong bảo vật tức là chỉ sự quý báu. Do đó bạn có thể hiểu Tam bảo theo nghĩa đen, trong Phật pháp thì Tam bảo là ba ngôi quý báu bao gồm: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. 

Phật bảo

Nếu bạn chưa biết thì Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thực đã xuất hiện cách ngày nay hơn 25 thế kỷ. Với tên gọi là Thích Ca Mâu Ni ngài là thái tử con vua Tịnh Phạn, của dòng họ Thích Ca. Sự ra đời của Ngài cũng chính là sự khai sinh của Phật giáo, vì Ngài là người đầu tiên đã sáng lập và truyền giảng các giáo pháp mà hiện nay chúng ta gọi là Pháp hay là Phật pháp.

Có rất nhiều người đã tin theo giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy, họ đã buông bỏ hạnh phúc riêng để theo Ngài tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già, hoặc Tăng đoàn.

Đây chính là Tam bảo với Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật tổ, là bậc giác ngộ đầu tiên, người đã phát hiện nên giáo lý và phương pháp tu tập nhằm hướng về sự an lạc, góp phần giảm bớt và chấm dứt các đau khổ thường có trong cuộc sống này. Cũng từ quan niệm trên nên đức Thích Ca Mâu Ni được gọi là Phật, vì danh từ này nguyên là của người Trung Hoa dịch sang tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”. 

Pháp bảo

Khi Phật giáo lần đầu tiên đến Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ vào trước Công nguyên thì người Việt đã phiên âm danh xưng này là Bụt. Vì thế, theo cách hiểu của người Việt thì Bụt cũng có thể là Phật, nhưng ảnh hưởng lâu dài và rộng khắp của kinh điển chữ Hán đã khiến cho danh xưng Phật ngày nay trở nên thông dụng hơn. Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập mà Đức Phật chỉ dạy được gọi là Pháp.

Pháp sẽ giúp chúng ta có thể làm theo đúng và đạt được sự giác ngộ và sự giải thoát tương tự như Đức Phật. Ngoài giáo pháp của Đức Phật thì sẽ không có bất kỳ phương tiện nào khác có thể giúp con người đạt đến sự giải thoát ấy, vì vậy nên Pháp được gọi là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.

Tăng bảo

Những người đã bỏ sống gia đình dành cả đời thực hiện theo giáo pháp của Đức Phật, hướng về sự giải thoát và sự an lạc thì được gọi là chư Tăng. Những người này sẽ cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng thất (theo tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Chư Tăng sẽ nêu gương sáng về những việc những người làm tốt theo lời Phật dạy và truyền lại tinh thần ấy đến nhiều người khác nữa. Do đó mà chư Ngài được gọi là “ngôi báu thứ ba”, hay Tăng thất.

tam bảo gồm những ai - Máy Rửa Xe Công Nghiệp
Tam bảo là ba ngôi quý báu trong Phật Pháp

Lý do mà Phật, Pháp và Tăng cao quý

Cuộc đời của Đức Phật là một hành trình đầy vĩ đại và phi thường. Vốn là thái tử con vua, vốn dĩ sống trong nhung lụa êm ấm, thế nhưng ngài vẫn cảm thấy mình khổ, cũng nhìn ra được chúng sinh khổ. 

Do đó ngài đã quyết chí từ bỏ địa vị và danh lợi để xuất gia tu hành, cầu giác ngộ. Đến khi thành công và chứng được quả vị Phật, Ngài đã truyền dạy cho các chúng sinh những phương pháp tìm sự hạnh phúc và giải thoát khổ đau. Nếu như chúng sinh nghèo khổ và bần hàn thì chính Ngài sẽ dạy cho chúng sinh cách làm giàu tại nhân quả của đạo Phật. Còn nếu chúng sinh đau khổ vì đau ốm thì Ngài sẽ dạy về nhân quả của bệnh tật.

Những người thấy cái khổ của sinh già bệnh chết thì Ngài sẽ dạy phương pháp để thoát khỏi sinh tử luân hồi. Phật, Pháp, Tăng cao quý vì vốn dĩ chúng chính là con thuyền đưa chúng sinh đi qua biển sinh tử. 

Quy y tam bảo thì có nghĩa là gì?

Cụm từ quy y tam bảo cũng được sử dụng một cách thường xuyên, cụm từ này là có nguồn gốc từ tiếng Hán. Trong đó thì từ “Quy” có nghĩa là quay về, “Y” mang nghĩa là nương tựa, cậy nhờ, “Tam bảo” thì giữ nguyên nghĩa như trên. Do đó bạn có thể hiểu Quy y tam bảo chính là chỉ việc hướng về hay quay về nương tựa vào ba ngôi quý báu là Phật bảo, Tăng bảo và Pháp bảo. 

Khi có một người lựa chọn việc quy y tam bảo thì điều đó mang hàm nghĩa người này đã chính thức bước chân vào con đường học Phật, trở thành một phật tử chân chính với niềm tin vào Đạo.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì quy y tam bảo chính là việc một người chọn định hướng cho đức tin của mình. Nếu bạn đã bước vào hành trình với đạo thì sẽ đồng nghĩa với việc bạn đã ký thác cả kiếp người vào đạo. Bạn sẽ dùng cả đời của mình để học hỏi cũng như thể hiện được những đức tính quý giá của Phật, Pháp và Tăng. 

tam bảo trong chùa - Máy Rửa Xe Công Nghiệp
Quy y tam bảo là để chỉ những người muốn học hỏi những đức tính của Phật Pháp Tăng

Xuất thế tam bảo thì có nghĩa là gì?

Quá trình tu tập sẽ giúp bạn nhận ra rõ thực tính của mỗi pháp, cảm thấy toàn bộ pháp chính là pháp giác ngộ, cho nên gọi là Tự tính Pháp. Dù chỉ mới tu không chứng nhưng bạn đã có sẵn hạt giống Bồ đề, sẵn có tự tính giải thoát, cũng đồng với các chư tăng, cho có thể gọi là Tự tính Tăng. Tự tính Tam bảo là nhận thức cần thiết nhằm củng cố lòng tin cùng ý chí tu tập hướng về giác ngộ.

Vì vậy, người đến chùa trước hết phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về Trụ thế Tam bảo. Sau nữa, khi niềm tin đã vững vàng mới có thể hiểu hết về ý nghĩa Xuất thế Tam bảo, vì khái niệm này chỉ có thể bằng đức tin và trí tuệ mà nhìn hiểu, chứ không sử dụng những giác quan khác để thấy nghe nhận biết.

Trong cuộc sống, mỗi một chúng ta đều có thể tự mình nhận thức về ý nghĩa của Tam bảo thông qua sự giao tiếp với Phật giáo. Khi chúng ta đến chùa thắp nhang khấn Phật, chúng ta đem hết sự tôn kính trong tâm hồn mà quỳ lạy trước điện Phật. 

Sự thành tâm thành ý đó giúp con người ta có được một sự giao cảm sâu sắc với chư Phật, khiến cho tâm hồn ta trở nên thanh thản, thoải mái, và ngay chính lúc ấy được giải thoát khỏi tất cả sự gò bó, ràng buộc của cuộc sống đời thường. Hình tượng linh thiêng của chư Phật luôn giúp chúng ta hướng đến để đạt tới sự thanh tịnh trong tâm hồn, cho nên chúng ta gọi đó là Phật pháp.

tam bảo gồm những gì - Máy Rửa Xe Công Nghiệp
Sự thành tâm sẽ giúp bạn có được giao cảm sâu sắc với Phật

Khi chúng ta được nghe giảng giáo pháp của Phật, nhờ vào tư tưởng và sự chỉ dạy của ngài, chúng ta sẽ có được một nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống, thấy được phương thức để hướng đến sự an vui, hạnh phúc đích thực trong cuộc sống. 

Khi chúng ta thực hành theo được những phương thức đó thì chúng ta đạt đến các giá trị nhân văn cao đẹp, làm cho đời sống của chúng ta theo hướng tốt hơn và phong phú hơn. Do những thành quả quý báu này có được qua việc thực hành theo giáo pháp, mà chúng ta tôn xưng đó là Pháp bảo.

Mặt khác, ý nghĩa của kinh điển và lời giảng của chư tăng bao giờ cũng chỉ mang tính lý thuyết, cho nên sự hiểu và thực hành theo đó đương nhiên sẽ có những trở ngại và đôi lúc có thể làm sai lệch. Nên mà chúng ta luôn phải nhìn vào đời sống của chư tăng như một sự minh chứng sinh động về những điều học hỏi được từ giáo lý. 

Nhờ có chư tăng, chúng ta dễ hình thành niềm tin vững chắc vào phật pháp hơn khi biết được nhiều vị đã làm theo đó và đã tìm lại sự bình an, hạnh phúc. Hơn thế nữa, dựa trên sự thực hiện trên thực tế, chư tăng cũng có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ bạn tháo gỡ những khúc mắc, những vấn đề khó giải trong giáo lý. Nhờ sự trợ giúp to lớn và đáng kính trọng ấy, chúng ta tôn xưng đó là Tăng bảo.

Với những thông tin được cung cấp, hy vọng bạn đã hiểu được tam bảo là gì, cũng như lý do mà Phật, Pháp, Tăng lại cao quý. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đúng và đủ hơn về Tam bảo. 

Website đang chạy thử nghiệm